Các loại thiết bị làm thoáng

  1. Làm thoáng bằng cách phun mưa

1.1.           Làm thoáng theo bậc thang

Các bậc này phải vững chắc và được sắp xếp để chiều cao mỗi bậc giảm từ 1 đến 2m và hiệu quả được coi là không nổi trội

1.2.           Làm thoáng bằng cách phun tia

Các thiết bị làm thoáng có nhiều khay được thông gió tự nhiên hay cưỡng bức và có thể kết hợp với thiết bị phun mưa. Hiện nay chúng ít được dùng trong xử lý nước giếng khoan hoặc chỉ dùng cho công suất nhỏ. Làm thoáng bằng cách tưới trên lớp vật liệu tiếp xúc

Kỹ thuật này chủ yếu dùng để xử lý nước thải đô thị. Nó được áp dụng ở các bể lọc sinh học truyền thống hay ở bộ lọc khô

  1. Làm thoáng kiểu tạo giọt và tia nước

Sự tạo giọt nước được thực hiện bằng các miệng phun đặt trên một hay nhiều vành góp phân nhánh để làm tăng mặt phân cách nước/ không khí. Áp suất cần thiết của nước phụ thuộc vào loại và số lượng miệng phun. Các thiết bị này có hiệu suất trung bình được dùng để khử khí ( CO2, H2S..) hay oxy hóa nước ( loại bỏ sắt và mangan). Chúng chỉ chấp nhận một sự thay đổi lưu lượng nhỏ nếu muốn giữ năng suất ở mức chấp nhận

  1. Phun không khí vào khối chất lỏng

3.1.           Làm thoáng kiểu khuếch tán

Phương pháp xử lý là phun khí có áp suất vào khối chất lỏng ( chứa huyền phù). Việc phun khí có thể thực hiện trực tiếp bằng một ống dẫn áp lực qua một bộ trộn kiểu vách ngăn chữ chi hay một thiết bị tạo áp lực âm

Thiết bị thường mang một tên tương ứng với độ lớn của bọt khí tạo ra và được chia thành:

–          Thiết bị tạo bọt lớn: khí được phun trực tiếp bằng các ống thẳng đứng hay bằng các vòi phun có lỗ rộng dùng cho các bể chứa có chiều cao lớn

–          Thiết bị tạo bọt trung bình

–          Thiết bị tạo bọt khí nhỏ: các vòi có khoan lỗ hay các vòi phun kiểu màng

Hai thiết bị đầu hầu như không được dùng khi xử lý nước thải, loại thứ 3 dùng để phun các khí khác như CO2, ozon

Người ta cũng có thể làm thoáng nước bằng sục một lưu lượng lớn không khí dưới một chiều cao nước nhỏ (0,8-1m ở nước thải đô thị, 0,25 -0,3m ở nước uống)

Lưu lượng không khí có thể đạt tới 30 -60 lần lưu lượng nước

Không khí được phun qua một lưới lỗ khoan.

Do chiều cao nước nhỏ nên hệ thống này rất nhạy cảm với sự thay đổi mặt nước và tổn thất áp lực của hệ thống phân phối. Nó không thích hợp với các công trình lớn, nó được dùng để loại bỏ khí CO2 của nước dễ đóng cáu cặn

3.2.           Làm thoáng với khối vật liệu tiếp xúc: Khối vật liệu tiếp xúc có nhiệm vụ cải thiện sự chuyển đổi khối lượng giữa 2 pha khí nước

3.2.1.     Thiết bị làm thoáng không nén

Nước cần xử lý và không khí nén được đưa cùng chiều vào phía dưới của bể làm thoáng. Nước đã sục khí được thu hồi trên mặt. Việc  xử lý được cải thiện do có một khối tiếp xúc mà vai trò của nó làm tăng đáng kể bề mặt nước và khí tiếp xúc.

Loại sục khí này đặc biệt hay dùng cho nước chứa ít huyền phù. Ta có thể đạt được tỷ lệ bão hòa từ 65-75% với điều kiện sử dụng một lưu lượng khí lớn ( 50-100m3/h cho một m2) với lưu lượng nước từ 10-30m3/h cho 1m2

Nên dùng hệ thống này khi ta muốn đồng thời loại bỏ khí cacbonic ăn mòn và oxy hóa lớn sắt hóa trị 2 của nước giếng khoan. Nó cũng thích hợp khi xử lý nitrat hay loại bỏ khí của nước bão hòa.

Ngoài ra sục khí được sử dụng mỗi khi ta muốn cho khí tiếp xúc với nước như khí cacbonic trong việc tạo lại cacbonat của nước đã xử lý bằng vôi. Nó cũng được dùng trong xử lý nước thải đô thị.

3.2.2.     Làm thoáng dưới áp suất

Thiết bị này thường được dùng để xử lý nước nhiều sắt. Nước  thô dưới áp suất cấp cho một bộ trộn nhận không khí nén. Hỗn hợp nước – không khí được đưa vào đáy của lớp vật liệu tiếp xúc. Không khí dư được tháo ra khí quyển qua một xuppap. Nước thu nhận ở phía trên của tháp

3.2.3.     Thiết bị làm thoáng và khuấy

Bộ thiết bị gồm:

–          Các máy sục khí bề mặt

–          Bộ trộn dưới cột nước cao có phun không khí nén

Các thiết bị này có cùng tên như các vòi phun khí nén được dùng chủ yếu vào xử lý nước thải