Vi khuẩn E.coli gây tiêu chảy, nôn và sốt, đặc biệt chủng E.coli O157:H7 đặc biệt nguy hiểm có thể gây suy thận thậm chí tử vong đối với những người có hệ miễn dịch yếu. Bài viết giúp bạn tìm hiểu các chủng E.coli thường gặp, chúng ta có thể nhiễm khuẩn E.coli từ đâu, các triệu chứng khi nhiễm khuẩn E.coli và cách phòng chống lây nhiễm khuẩn E.coli

E.coli là gì

E.coli – Escherichia coli – là một loại vi khuẩn thường sống trong ruột của con người và động vật máu nóng. Hầu hết các loại E.coli đều vô hại thậm chí còn giúp giữ cho đường tiêu hóa khỏe mạnh. Nhưng một số chủng có thể gây tiêu chảy nếu ăn thực phẩm bị ô nhiễm hoặc uống nước bị nhiễm E.coli. Đặc biệt chủng E.coli O157:H7 gây ra các bệnh nghiêm trọng thậm chí gây tử vong đối với những người có hệ miễn dịch yếu như người già, trẻ nhỏ.

Vi khuẩn E.coli nguy hiểm như thế nào ? Chúng ta nhiễm E.coli từ đâu

 

Các loại vi khuẩn E.coli

Sáu chủng E.coli dưới đây có thể gây ra các bệnh ở đường ruột

Vi khuẩn E.coli sinh độc tố ruột (ETEC): Vi khuẩn này gây ra bệnh tiêu chảy và thường có trong thức ăn, nước uống ở những khu vực có điều kiện vệ sinh kém.

Vi khuẩn E.coli gây bệnh đường ruột (EPEC): Gây ra bệnh bênh tiêu chảy chủ yếu ở trẻ em và trẻ sơ sinh, vi khuẩn này thường có trong thức ăn, nước uống ở những khu vực có điều kiện vệ sinh kém.

Vi khuẩn E.coli gây bệnh tổng hợp đường ruột (EAEC): Vi khuẩn này gây ra tiêu chảy dai dẳng và cấp tính mà không sốt và nôn mửa

Vi khuẩn E.coli xâm lấn đường ruột (EIEC): Điều này liên quan đến vi khuẩn Shigella và thường từ việc ăn rau bị ô nhiễm, thịt chưa nấu chín hoặc uống sữa tươi chưa tiệt trùng. Nó có thể gây ra phân có máu, nhầy, đau bụng, nôn mửa, sốt và ớn lạnh.

Vi khuẩn E.coli bám dính lan tỏa (DAEC): Đây là chủng E.coli ít được biết đến hơn và ảnh hưởng chủ yếu đến trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo, gây nôn và tiêu chảy.

Vi khuẩn E.coli xuất huyết đường ruột (EHEC): Đây là vi khuẩn E.coli sản sinh độc tố Shiga (STEC), chất độc này làm tổn thương niêm mạc ruột gây tiêu chảy từ nhẹ đến phân có máu. Đặc biệt chủng EHEC đặc biệt nguy hiểm  là E.coli O157:H7 gây ra các bệnh rất nguy hiểm.Triệu chứng  là đau bụng, nôn và tiêu chảy ra máu. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận cấp ở trẻ em. Nó còn gây ra các triệu chứng đe dọa tính mạng như: Suy thận, sốt, chảy máu, lú lẫn và co giật.

Chúng ta có thể nhiễm E.coli từ đâu ?

Chúng ta có thể bị nhiễm khuẩn E.coli sau khi nuốt phải một lượng nhỏ vi khuẩn này. Các nguồn có thể làm chúng ta nhiễm vi khuẩn E.coli như:

  • Thịt mang vi khuẩn E.coli và chưa được nấu chín
  • Sữa chưa được tiệt trùng
  • Rau củ và trái cây nhiễm vi khuẩn E.coli
  • Thực phẩm và đồ uống khác
  • Để lẫn thức ăn sống và chín
  • Nước uống bị nhiễm E.coli

Vi khuẩn E.coli đến từ đâu ? Tại sao nó là cảnh báo ô nhiễm phân và chất thải

Triệu chứng nhiễm khuẩn E.coli

Sau khi nhiễm vi khuẩn E.coli có thể cảm thấy mệt mỏi từ 2 – 5 ngày với các triệu chứng phổ biến:

  • Đau bụng
  • Tiêu chảy, có thể có máu
  • Buồn nôn
  • Mệt mỏi liên tục

Nếu xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng sau cần phải đi khám ngay lập tức:

  • Tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày
  • Tiêu chảy ra máu
  • Tiêu chảy kèm theo sốt
  • Nôn nhiều

Những người nào có nguy cơ bị nhiễm E.coli hơn

Những người dưới đây có nguy cơ bị nhiễm E.coli hơn những người khác. Bao gồm:

  • Người trên 65 tuổi
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Người có hệ miễn dịch yếu (do dùng thuốc ức chế miễn dịch, mắc bệnh như ung thư hoặc HIV)
  • Người viêm loét đại tràng hoặc tiểu đường
  • Người bị giảm axit dạ dày do dùng thuốc giảm axit dạ dày (axit dạ dày bảo vệ chống lại E.coli)

Biến chứng của nhiễm vi khuẩn E.coli

Những người khỏe mạnh bị nhiễm E.coli thường cảm thấy khỏe hơn trong vòng 1 tuần. Nhưng một số người gặp phải biến chứng nghiêm trọng như hội chứng tan máu tăng ure, ảnh hưởng đến thận thậm chí gây tử vong

Các triệu chứng bao gồm:

  • Nôn, tiêu chảy ra máu, đau bụng, sốt và ớn lạnh
  • Khi tình trạng nhiễm trùng nặng hơn có thể bị mệt mỏi, ngất xỉu, bầm tím, da nhợt nhạt.
  • Các biến chứng có thể dẫn đến huyết áp cao, bệnh thận, co giật , các vấn đề về đông máu, đột quỵ hoặc hôn mê. E.coli cũng có thể gây nhiễm trùng huyết hoặc suy dinh dưỡng.

Cách phòng phống lây nhiễm vi khuẩn E.coli

Một trong những điều quan trọng nhất có thể làm để bảo vệ bản thân và gia đỉnh khỏi vi khuẩn E.coli là rửa tay khi:

  • Trước khi chuẩn bị thức ăn
  • Trước khi chuẩn bị bình sữa hoặc thức ăn cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi
  • Trước khi chạm vào bất cứ thức gì
  • Sau khi đi vệ sinh
  • Sau khi tiếp xúc với động vật
  • Sau khi xử lý thịt sống

Một số quy tắc an toàn trong nhà bếp:

Rửa: Làm sạch dao và thớt bằng nước xà phòng  nóng sau khi dùng để thái thịt sống

Giữ riêng biệt đồ sống và chín: Sử dụng các loại thớt khác nhau cho thực phẩm sống và chín. Không đặt thịt đã nấu chín trở lại trên đĩa dùng để đựng thịt sống mà không rửa đĩa trước.