Xử lý nước giếng khoan nhiều sắt

Sắt tồn tại trong nước giếng khoan  thường ở dạng sắt II, và thường hòa tan dưới dạng phức chất. Các hợp chất sắt bao gồm hợp chất vô cơ như silicat, photphat, hay polyphotphat, sunfat, cyanua, và hợp chất hữu cơ.

Sắt thường kết hợp với mangan hoặc amoni, nên để xác định phương pháp xử lý nước giếng khoan nhiễm sắt, ngoài xác định hàm lượng toàn phần của sắt còn phải biết các dạng khác nhau của sắt có trong nước.

Vì thế trước khi đưa ra quy trình xử lý cần xác định hàm lượng sắt bao gồm: sắt toàn phần, sắt toàn phần hòa tan, Fe2+ toàn phần, Fe2+ hòa tan, loại bỏ dạng hòa tan là khó khăn nhất là khi có sắt phức chất.

Ngoài ra cần xác định PH, oxy hòa tan, lượng CO2, H2S

Mô hình dưới đây cho thấy sắt tồn tại trong nước dưới dạng sắt tự do ( Fe2+, Fe3+), và hợp chất sắt ( tanin – axit humic)

Dạng ion sắt hòa tan Fe2+, FeOH+ có thể chuyển sang dạng kết tủa FeCO3, Fe(OH)2, hay Fe(OH)3 bằng cách tăng thế oxy hóa hoặc PH hoặc cả hai

Quy trình xử lý nước  giếng khoan nhiều sắt

 

 

Nước giếng khoan được bơm lên và đẩy qua các tháp cao tải làm thoáng, tại đây diễn ra quá trình oxy hóa mạnh mẽ, Fe II chuyển thành Fe III, nước được lắng tại các bể lắng sau khi được bổ sung hóa chất trợ keo tụ. Tại bể lắng, các hợp chất của sắt đã kết tủa, các cặn lơ lửng nhờ quá trình keo tụ tạo bông thành các hạt cặn lớn hơn bị giữ lại dưới đáy bể lắng, nước  được đẩy qua các bình lọc áp lực, tất cả các cặn lơ lửng, các chất gây màu, mùi còn sót lại từ quá trình lắng sẽ bị giữ lại tại các lớp vật liệu lọc. Nước  được khử trùng trước khi đưa vào bể chứa nước sạch.

Xem thêm các thiết bị xử lý nước giếng khoan công nghiệp: Tại đây

thiết bị xử lý nước giếng khoan