Xử lý nước giếng khoan cs 50m3/h
Áp dụng:
Nước giếng khoan nhiều sắt, mangan, các kim loại nặng, có mùi hôi … không đạt tiêu chuẩn nước dùng cho sinh hoạt
Chi tiết thiết bị xử lý nước:
Bình lọc áp lực: Số lượng, chiều cao, đường kính bình, độ dày bình, độ dày chỏm, vật liệu bình, nguồn gốc xuất xứ được chi tiết trong dự toán
– Tháp cao tải: Chiều cao, đường kính, độ dày chi tiết theo dự toán
– Bể phản ứng: Bồn nhựa hoặc bể xây
– Máy bơm: Số lượng, công suất, điện áp, xuất xứ chi tiết trong dự toán
– Bình khuấy trộn hóa chất
– Bơm định lượng
– Tủ điện điều khiển: Giúp hệ thống vận hành dễ dàng, an toàn cho người sử dụng
– Hệ thống ống, van, tê, cút đồng bộ
Vật liệu xử lý:
+ Than hoạt tính: Có khả năng hấp thụ tốt các chất gây màu, mùi có trong nước
+ Cát Mangan: Là dioxit Mangan có dạng thù hình ( gamma), có tác dụng xúc tác mạnh cho phản ứng oxy hóa Mn2+ thành Mn4+. Sử dụng cho xử lý Mangan và các kim loại nặng
+ Cát lọc thạch anh: Có tác dụng cơ học, loại bỏ cặn bẩn, huyền phù, cặn lơ lửng
+ Hạt xúc tác aluwat: Có tác dụng khử sắt, nâng độ pH của nước, vận hành đơn giản, dễ dàng thay thế vật liệu. Không gây độc hại trong nước, cải thiện độ trong của nước. Thành phần hóa học cơ bản: CaCO3, CaO, Fe2O3, và các phụ gia.
+ Hóa chất trợ keo tụ: PAC, phèn nhôm
Nguyên lý hoạt động của thiết bị xử lý nước giếng khoan cs 50m3/h
Về cơ bản thiết bị xử lý nước giếng khoan diễn ra lần lượt các quá trình: Quá trình oxy hóa sắt và mangan,quá trình lắng, quá trình hấp phụ, quá trình lọc cơ học và cuối cùng là quá trình khử trùng.
Quá trình oxy hóa sắt và mangan: Bổ sung vào nước oxy hòa tan nhằm thúc đẩy nhanh quá trình oxy hóa sắt II và Mangan thành các oxit sắt và mangan, các oxit này loại bỏ tại quá trình lắng tại các bể lắng. Bể lắng có chức năng giữ lại sau quá trình làm thoáng một thời gian để quá trình oxy hóa và thủy phân sắt, Mn diễn ra hoàn toàn, đồng thời tách một phần cặn nặng trước khi được máy bơm hút và đẩy qua các bình áp lực tại đây sẽ tiếp tục quá trình xử lý nước giếng.
Quá trình hấp phụ: Diễn ra tại các bình lọc áp lực, tại đây các lớp than hoạt tính hấp thụ các chất gây màu, mùi, các chất làm đục nước
Cuối cùng là quá trình lọc cơ học nhằm loại bỏ tất cả huyền phù, cặn lơ lửng, các hạt cặn nhỏ còn sót lại trong nước không lắng được trong các bể lắng nhưng có khả năng kết dính lên bề mặt hạt lọc và quá trình khử trùng. Khử trùng trong xử lý nước cấp có thể sử dụng clorin, ozone hoặc đèn UV, tùy thuộc vào yêu cầu chất lượng nước và chi phí.
Chất lượng nước sau khi lọc qua thiết bị xử lý nước giếng khoan cs 50m3/h đạt tiêu chuẩn nước dùng cho sinh hoạt, ăn uống theo QCVN01 -2009/BYT và QCVN02-2009/BYT