Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước

Các nhóm chỉ tiêu sau được sử dụng để đánh giá chất lượng nước:

+ Các chỉ tiêu vật lý cơ bản như độ đục, độ màu, độ PH, độ nhớt, tính phóng xạ, độ cứng, nhiệt độ ..

+ Các chỉ tiêu hóa học của nước như chỉ tiêu về nhu cầu oxy hóa học COD, lượng oxy hòa tan DO, hàm lượng H2S, Cl, SO42-, PO43-, F, I, Fe2+, Mn2+, các hợp chất nito, các hợp chất của axit cacbonic

+ Các chỉ tiêu vi sinh: Số Vi trùng gây bệnh, các loại rong tảo, virut …

Trong phạm vi bài viết này chúng tôi đề cập đến chỉ tiêu vật lý của nước.

Chỉ tiêu vật lý của nước

  1. Độ đục

Nước nguyên chất là một môi trường trong suốt và có khả năng truyền ánh sáng tốt nhưng khi nước có tạp chất huyền phù, cặn lơ lửng, các vi sinh vật và cả các chất hòa tan thì khả năng truyền ánh sáng của nước giảm đi. Dựa trên nguyên tắc đó mà người ta xác định độ đục của nước. Nước có độ đục cao tức là nước có nhiều tạp chất do đó khả năng truyền ánh sáng qua nước giảm.

  1. Độ màu

Nước nguyên chất không có màu, khi nước có màu là do các chất hòa tan trong nước tạo nên. Các hợp chất sắt không hòa tan làm cho nước có màu nâu đỏ, các chất mùn humic làm cho nước có màu vàng, các loại rêu tảo thủy sinh làm cho nước có màu xanh lá cây.

Màu sắc  thường gặp trong nước là màu vàng hoặc nâu do các chất hòa tan trong nước gây nên. Các chất hữu cơ gây màu trong nước có nguồn gốc từ thực vật sống trong nước hoặc đã phân hủy , các chất bào mòn từ đất đá, nước thải sinh hoạt và công nghiệp

  1. Độ cứng

Độ cứng của nước là đại lượng của hàm lượng các ion canxi, magie có trong nước. Trong xử lý nước thường phân biệt 3 loại độ cứng: độ cứng toàn phần, độ cứng tạm thời và độ cứng vĩnh cửu.

Nước có độ cứng cao gây trở ngại cho quá trình sản xuất và gây lãng phí xà phòng trong sinh hoạt.

Khi tính theo hàm lượng CaCO3 trong nước, người ta có thể chia ra làm 3 loại:

Nước mềm có chứa ít hơn  50mg CaCO3/l

Nước thường có chứa đến 150 mg CaCO3/l

Nước cứng có chứa trên 300 mg CaCO3/l

  1. Hàm lượng chất rắn trong nước

Hàm lượng chất rắn trong nước gồm có chất rắn vô cơ (các muối hòa tan, chất rắn không tan như huyền phù, đất cát …), chất rắn hữu cơ (gồm các vi sinh vật, vi khuẩn, động vật nguyên sinh, tảo và các chất như rác, chất thải công nghiệp..)

Trong xử lý nước một số chỉ tiêu hàm lượng chất rắn như sau:

Tổng hàm lượng cặn lơ lửng TSS, cặn lơ lửng SS, chất rắn hòa tan DS( bằng hiệu giữa TSS và SS), chất rắn bay hơi

  1. Mùi, vị của nước

Các chất khí và các chất hòa tan trong nước làm cho nước có mùi vị. Nước thiên nhiên có thể có mùi đất, mùi  hôi, mùi tanh, mùi thối hoặc mùi đặc trưng của các hóa chất hòa tan trong nó như mùi clo, mùi ammoniac, mùi sunfua hydro …

  1. Độ phóng xạ trong nước

Nước nhiễm phóng xạ do sự phân hủy thường có nguồn gốc từ nước thải. Phóng xạ gây nguy hại cho sự sống nên độ phóng xạ trong nước thường được xem như là một trong những chỉ tiêu quan trọng về chất lượng nước

Xem thêm: Chỉ tiêu vi sinh của nước không đạt xử lý thế nào

chi tieu danh gia chat luong nuoc