Chỉ tiêu vi sinh của nước không đạt xử lý như thế nào

Chỉ tiêu vi sinh trong nước không đạt theo QCVN tức là nước bị nhiễm khuẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng thì xử lý như thế nào? Để tiêu diệt được toàn bộ vi sinh vật cần tiến hành các biện pháp khử trùng nước.

QCVN quy định  cụ thể cho 2 loại nguồn nước sử dụng: Quy chuẩn chất lượng quốc gia nước dùng cho ăn uống (QCVN01:2009/BYT) và quy chuẩn chất lượng quốc gia nước dùng cho sinh hoạt (QCVN02:2009/BYT). Trong đó chỉ tiêu vi sinh quy định cụ thể như sau:

QCVN01:2009/BYT:

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Giới hạn tối đa cho phép
1 Coliform tổng số Vi khuẩn/100ml 0
2 E.coli hoặc Coliform chịu nhiệt Vi khuẩn/100ml 0

QCVN02:2009/BYT

TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Giới hạn

tối đa cho phép

I II
1 Coliform tổng số Vi khuẩn/ 100ml 50 150
2 E. coli hoặc Coliform chịu nhiệt Vi khuẩn/ 100ml 0 20

Như vậy tùy mục đích sử dụng của nguồn nước mà xác định chỉ tiêu vi sinh đạt hay không đạt theo quy chuẩn quốc gia về chất lượng nguồn nước.

Các phương pháp khử trùng nước:

  1. Phương pháp lý học

+ Đun sôi: Khi đun nước ở 100 0C đa số các vi sinh vật bị tiêu diệt, còn một số ít khi nhiệt độ tăng lên cao liền chuyển sang dạng bào tử với lớp bảo vệ vững chắc (chúng không bị tiêu diệt dù đun sôi liên tục trong vòng 15 – 20 phút). Vì vây đun sôi là biện pháp áp dụng với quy mô nhỏ.

+ Khử trùng nước bằng tia cực tím

Tia cực tím (tia UV) là tia bức xạ điện từ có bước sóng khoảng 4 – 400 nm. Dùng tia cực tím để khử trùng không làm thay đổi tính chất hóa học và lý học của nước.

Tia cực tím có tác dụng làm thay đổi DNA của tế bào vi khuẩn, tia cực tím có độ dài bước sóng 254 nm có khả năng diệt khuẩn cao nhất

+ Lọc

Đại bộ phận vi sinh vật có trong nước (trừ siêu vi trùng) có kích thước 1 -2µm. Nếu đưa nước qua lớp lọc có kích thước khe rỗng nhỏ hơn 1µm có thể loại trừ được đa số vi khuẩn.

Tuy nhiên với phương pháp này nước phải có hàm lượng cặn nhỏ hơn 2mg/l

  1. Phương pháp hóa học

Khử trùng bằng phương pháp hóa học là sử dụng các chất oxy hóa mạnh để oxy hóa men của tế bào vi sinh và tiêu diệt chúng.Các hóa chất thường dùng là clo và các sản phẩm clo, brom, iod, ozone, kali permanganate …

+ Khử trùng nước bằng clo và các hợp chất clo: Khử trùng nước bằng clo là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất do clo và các hợp chất của clo luôn sẵn có và hiệu quả khử trùng cao. Chúng tôi sẽ có 1 bài viết riêng về vấn đề này.

+ Khử trùng nước bằng iod

Iod là chất oxy hóa mạnh và được sử dụng để khử trùng nước. Là chất khó hòa tan nên iod được dùng ở dạng dung dịch bão hòa. Độ hòa tan của iod phụ thuộc vào nhiệt độ nước, ở 00C độ hòa tan là 100 mg/l, ở 200C là 300 mg/l.

+ Khử trùng nước bằng ozone:

Ozone  là chất khử trùng hiệu quả tuy nhiên nó không bền vững và không lưu lâu trong bình chứa nên phải sử dụng máy sản xuất ozone ngay tại nơi sử dụng.

Khi mới bổ sung vào nước, tác dụng tiệt trùng của ozone là rất ít nhưng khi đã hòa tan đủ liều lượng ( hàm lượng đủ để oxy hóa chất hữu cơ và vi khuẩn có trong nước) thì tác dụng khử trùng của ozone rất cao và thời gian khử trùng diễn ra nhanh trong khoảng từ 3 – 8 giây.

Liều lượng ozone cần để khử trùng nước từ 0,2 – 0,5 mg/l tùy thuộc vào chất lượng nước cần khử trùng. Ozone có tác dụng tiêu diệt virut rất mạnh khi thời gian tiếp xúc đủ dài khoảng 5 phút.

Xem thêm: Tại sao nước có mùi vị lạ

chi tieu vi sinh cua nuoc khong dat xu ly the nao