Sử dụng clo trong xử lý nước giếng khoan
Trong xử lý nước giếng khoan clo được sử dụng nhằm mục đích khử trùng ngoài ra clo cũng được sử dụng để kiểm soát hương vị, khử mùi, loại bỏ sắt, mangan và loại bỏ một số khí như amoni và hydrogen sulfide.
Sử dụng clo trong xử lý nước giếng khoan là phương pháp khử trùng phổ biến nhất. Giống như một số quy trình xử lý nước khác clo có thể được sử dụng ở giai đoạn đầu hoặc ở giai đoạn cuối cùng.
Clo được thêm vào nước thô trước khi pha trộn hóa chất keo tụ hoặc ở giai đoạn sau khi nước đã được xử lý qua thiết bị lọc nước giếng khoan trước khi cấp đến người sử dụng cuối cùng.
Clo hóa đơn giản
Nước giếng khoan có độ đục dưới 10 NTU, chất lượng nước tốt không bị ô nhiễm, nước có thể được sử dụng trực tiếp mà không cần qua bất kỳ công đoạn xử lý nào trừ việc bổ sung clo. Liều lượng clo là khoảng 0,5 ppm.
Clo hóa ở giai đoạn đầu
Là sự bổ sung clo vào nước giếng khoan trước các công đoạn xử lý khác như keo tụ, lắng và lọc. Sau khi tiêu thụ đủ lượng clo yêu cầu, clo dư còn lại giúp tăng cường keo tụ tạo bông, kiểm soát rêu tảo, giảm bớt các vấn đề về mùi và kiểm soát sự hình thành bùn trong các bộ lọc. Ngoài ra do clo có thời gian tiếp xúc lâu hơn khi được thêm vào ở giai đoạn đầu góp phần làm tăng hiệu quả khử trùng nguồn nước giếng khoan bị ô nhiễm nặng.
Clo hóa ở giai đoạn cuối
Clo được thêm vào ở giai đoạn cuối nhằm tiêu diệt các mầm bệnh còn lại và đảm bảo cung cấp 1 lượng clo dư trong hệ thống phân phối. Lượng clo dư còn khoảng 0,1 – 0,2 ppm sau khoảng 20 -30 phút thời gian tiếp xúc. Lượng clo dư còn lại trong nước đảm bảo khả năng khử trùng nước nếu có sự tái nhiễm khuẩn xảy ra trong hệ thống truyền tải và phân phối. Liều lượng clo dư không được lớn hơn 2ppm do nó có thể làm hỏng đường ống dẫn và cánh quạt bơm.
Điểm dừng clo
Khi clo được thêm vào nước, số lượng các phản ứng diễn ra và lượng clo dư cũng thay đổi liên tục. Một đường cong clo điển hình cho thấy các phản ứng hóa học và mức độ clod ư còn lại ở các giai đoạn khác nhau được minh họa trong hình dưới đây.
Sau khi được cho vào nước, clo đầu tiên phản ứng với sắt, mangan hoặc hydrogen sulfide có trong nước. Toàn bộ clorin được thêm vào sẽ phản ứng với các chất hữu cơ kể cả vi khuẩn do đó sẽ không có clo dư ( dòng AB) vì nhu cầu clo ban đầu. Bổ sung thêm clo vào nước nó sẽ phản ứng với ammoniac có trong nước để tạo chloramines. Khi lượng clo đủ để đáp ứng tất cả nhu cầu oxy hóa là đến điểm tới hạn, tại đây lượng clo còn lại là clo dư.