Độ đục trong nguồn nước bề mặt là sự kết hợp của nhiều yếu tố như: Tính năng đầu nguồn chẳng hạn như địa chất, sự phát triển của đô thị, địa hình, thảm thực vật, tình hình mưa bão .. Tất cả các yếu tố trên có ảnh hưởng rất lớn đến độ đục của nước mặt.
Trong bài viết này chúng tôi xin đề cập đến nguồn gốc các yếu tố gây đục cho nước mặt cụ thể tại các sông, hồ và hồ chứa.
Sông
Thành phần lớn nhất bao gồm sự kết hợp của các hạt tạo ra độ đục của nguồn nước sông là từ sự xói mòn. Độ đục có thể được tạo ra từ nhiều loại đất đá bị xói mòn bao gồm đất sét, bùn hoặc các hạt khoáng chất từ đất, hoặc từ các chất hữu cơ tự nhiên được tạo ra bởi sự phân hủy của thực vật.
Để hiểu rõ hơn về sự hình thành các hạt gây độ đục ở các sông, chúng ta cần tìm hiểu chu trình thủy học tự nhiên: Bốc hơi tự nhiên từ đại dương, sông, hồ hình thành các đám mây sau đó ngưng tụ thành mưa. Khi mưa rơi xuống đất, nó ngấm dần vào đất, thay thế độ ẩm của đất, và ngấm xuống tầng nước ngầm. Dòng chảy xảy ra khi tỷ lệ lượng mưa vượt quá tỷ lệ nước xâm nhập vào đất. Khi dòng chảy trên bề mặt đấy gây ra sự xói mòn của đất và các vật liệu khác làm tăng độ đục. Dòng chảy sau đó chảy vào các sông suối rồi chảy vào hồ và biển, bắt đầu một chu trình thủy học mới. Vì vậy vào mùa mưa độ đục của nước sông thường tăng cao.
Lưu vực sông có ảnh hưởng đến độ đục của nguồn nước. Ở khu vực miền núi, lưu vực sông thường chứa các hạt đục chủ yếu là hạt keo. Lưu vực sông ở khu vực miền núi có độ đục thấp hơn nhiều so với ở khu vực nông nghiệp ở vùng đồng bằng hoặc khu vực gần biển. Tuy nhiên lưu vực sông có thể bị ô nhiễm các vi sinh vật Giardia và crytosporidium và vi rút khác từ các loài động vật hoang dã.
Ở khu vực đồng bằng, ven biển độ đục nguồn nước tăng thêm từ dòng chảy đô thị , lớp đất mặt và chất hữu cơ. Các hạt gây đục từ đất chủ yếu là đất sét, ngoài ra còn có các hóa chất nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu.
Chất thải của động vật có thể cấp vào nguồn nước lượng lớn vi sinh vật gây bệnh. Vì tỷ lệ phần trăm cao của bề mặt không thấm nước trong khu vực đô thị, độ lớn của dòng chảy thường tăng kéo theo tăng độ đục và chất gây ô nhiễm có liên quan.Ngoài đất bị xói mòn, rửa trôi có thể bao gồm chất thải sinh hoạt và công nghiệp, phân bón, nước tràn từ hệ thống cống rãnh, xói mòn vật liệu xây dựng ..
Ngoài ra các chất dinh dưỡng vô cơ như nito và phốt pho trong nước thải và chất thải nông nghiệp có thể cung cấp chất dinh dưỡng kích thích sự phát triển của tảo dẫn đến tăng độ đục.
Độ đục trong sông suối không ổn định, thay đổi liên tục tùy thuộc vào mùa và điều kiện thời tiết. Vào mùa khô, không có mưa hoăc ít mưa mức độ đục thường thấp và ổn định. Mùa mưa lượng nước lớn, độ xói mòn cao hơn kéo theo nhiều chất gây ô nhiễm từ các nguồn làm cho độ đục cao
Hồ và hồ chứa
Hồ tự nhiên và hồ chứa nước ( tạo ra bởi con người) thông qua việc xây dừng các đập thủy điện trên sông suối. Độ đục của nước trong các hồ này thường thấp hơn sông suối do nước có thời gian lưu trữ nhất định, các hạt có kích thước lớn sẽ có đủ thời gian để lắng xuống.
Ở các hồ chứa nhận nước từ lưu vực nông nghiệp hoặc khu vực thoát nước đô thị thường có độ đục cao.
Vấn đề đặc biệt đối với hồ chứa là sự xuất hiện và phát triển của tảo. Tảo là nguyên nhân gây nên độ đục chủ yếu cho nước hồ.
Trên đây là những yếu tố có thể làm tăng độ đục của nước mặt, do tính không ổn định nên với bất kỳ hệ thống xử lý nước mặt nào cũng cần phải được tính toán chi tiết dựa trên đặc điểm về mùa, đặc điểm khí hậu và vị trí địa lý.