• Độ đục của nước là một đặc tính vật lý của nước. Độ đục có thể do các chất lơ lửng chẳng hạn như bùn, đất sét, chất hữu cơ và vô cơ và các vi sinh vật gây ra. Trong nước mặt và nước ngầm luôn tồn tại độ đục nhưng ở các mức độ khác nhau, với nước mặt thường có độ đục cao, còn nước ngầm có độ đục thấp.

Độ đục có thể được gây ra bởi:

+ Các yếu tố hiện diện trong đường ống cấp nước chẳng hạn như sát và mangan

+ Thiết kế, bố trí giếng khoan không hợp lý để cho nước mặt tràn vào giếng hoặc các vi khuẩn xuất hiện trong giếng

+ Quá trình khử trùng giếng hoặc hệ thống đường ống bằng clo: Shock clo là phương pháp điều trị phổ biến  để khử trùng giếng và đường ống cấp nước. Nếu nước vẫn còn đục sau hai hoặc ba ngày sử dụng bình thường sau khi shock cần kiểm tra nguyên nhân gây ra độ đục

+ Sự xáo trộn trầm tích trong giếng có thể làm cho nước trở nên đục

Đối với nước mặt và nước ngầm độ đục có thể cho thấy sự hiện diện của vi sinh vật gây bệnh, nên cần thường xuyên kiểm tra nước về mặt vi sinh, hóa lý

  • Đối với nước ngầm nếu độ đục lớn hơn 1 NTU cần kiểm tra các chỉ tiêu khác để có sự đánh giá toàn diện có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không. Các chỉ tiêu cần kiểm tra là vi khuẩn và nitrat.
  • Nếu phát hiện vi khuẩn hoặc nitrat trong nước giếng, độ đục có thể là mối nguy hiểm đối với sức khỏe của người dùng nên cần tiến hành khử nitrat và khử trùng bằng clo, khử trùng bằng tia cực tím hay khử trùng bằng ozone.
  • Giá trị độ đục cao hơn 1 NTU có thể được chấp nhận nếu:

+ Không có vi khuẩn

+ Ntrat – nitơ ít hơn 1 mg/l

+ Giếng không bị nước mặt hay các vật khác tràn vào

+ Không tìm thấy các chất ô nhiễm khác

Nếu tất cả các yếu tố trên đều là đúng thì nhiều khả năng độ đục là do các kim loại nặng trong nước như các kết tủa sắt, mangan hoặc yếu tố địa chất tự nhiên

  • Nếu nước có độ đục cao trên 1mg/l và xét nghiệm có vi khuẩn hoặc nitrat-nitơ lớn hơn 1mg/l

Cần tiến hành làm các xét nghiệm thêm để xác định độ đục có gây ảnh hưởng đến sức khỏe hay không.

–          Nếu vi khuẩn coliform và E.coli xuất hiện, tiến hành xử lý nước nhiễm khuẩn ecoli và coliform.

–          Khử Nitrat – nitơ cho nước

  • Xử lý nước có độ đục cao:

–          Độ đục cao đi kèm với xuất hiện vi khuẩn và nitrat-nitơ:

Trường hợp này độ đục gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, nên tiến hành xử lý bằng quá trình:

+ Keo tụ, lắng và lọc: Nhờ quá trình keo tụ tạo bông các hạt cặn lơ lửng có kích thước rất nhỏ gây ra độ đục có thể dính kết với nhau tạo thành các hạt cặn có kích thước lớn hơn và được loại bỏ nhờ quá trình lắng và lọc

+ Khử trùng: Khử trùng nhằm tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh như coliform, ecoli..

Các hình thức khử trùng bao gồm:

Khử trùng bằng clo

Khử trùng bằng tia cực tím( đèn UV)

Khử trùng bằng ozone

–          Độ đục cao không có sự xuất hiện của vi khuẩn hoặc nitrat

Xử lý nước có độ đục cao không có sự xuất hiện của vi khuẩn hoặc nitrat bằng

+ Keo tụ, lắng và lọc

+ Lọc hấp phụ

+ Lọc thẩm thấu ngược

–          Độ đục là do sắt và mangan gây ra: Tiến hành các công đoạn oxy hóa, keo tụ tạo bông, lắng và lọc, khử trùng

thiết bị xử lý nước