Nguồn nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất là giếng khoan, giếng cạn, sông, hồ tự nhiên và hồ chứa. Tùy thuộc vào chất lượng nước thô, mức độ ô nhiễm môi trường, mục đích sử dụng mà lựa chọn các phương pháp xử lý khác nhau. Nước sông cũng là nguồn cung cấp nước được sử dụng phổ biến với mục đích cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất.

Đặc điểm của nước sông

Ô nhiễm và hiện tượng phú dưỡng là vấn đề cần được quan tâm trong nguồn nước mặt nói chung và nước sông nói riêng. Chất lượng nước phụ thuộc vào hoạt động nông nghiệp trong lưu vực sông, vị trí của thành phố và hệ thống cống rãnh của nước thải công nghiệp, sự hình thành của các đập, mùa trong năm và điều kiện khí hậu. Thời kỳ khô hạn cao, sự xuất hiện của phù sa và chất hữu cơ từ lĩnh vực canh tác và đất lâm nghiệp có thể dẫn đến nồng độ cao hơn các chất gây ô nhiễm trong nguồn nước.

Hệ thống xử lý nước sông

Quá trình trong xử lý nước sông cũng như các nguồn nước mặt khác là làm trong hóa học bằng kết tủa, keo tụ, lắng và lọc. Hồ và hồ chứa nước có chất lượng ổn định hơn nên công đoạn xử lý có thể ngắn hơn so với nước sông. Sự tăng trưởng của tảo làm tăng độ đục và gây khó khăn hơn để loại bỏ mùi vị và mùi hôi. Nguồn nước sông thường được xử lý sơ bộ ban đầu bằng công đoạn lắng để giảm phù sa và xử lý các tạp chất hữu cơ trước khi xử lý bằng hóa chất.

Sàng lọc và sục khí

Nước sông có thể chứa các chất lơ lửng bao gồm cả mảnh vỡ trôi nổi như gậy, cành, lá .. hoặc các hạt mịn như cát, bùn … gây ra độ đục. Song và lưới chắn rác được sử dụng.

Sục khí là quá trình được thực hiện nhằm loại bỏ các khí gây ra mùi hôi cho nước, bổ sung oxy vào nước nhằm oxy hóa sắt, mangan từ trạng thái hòa tan chuyển sang kết tủa , làm tăng PH của nước, có thể tiêu diệt một số vi khuẩn có trong nước

Lắng sơ bộ

Lắng sơ bộ nhằm mục đích tách nước thô từ các hạt sỏi, cát, hạt quặng lớn nhỏ để ngăn chặn việc lắng đọng trong thiết bị và ống dẫn, bảo vệ bơm và các thiết bị khác khỏi bị ăn mòn.

Tiền xử lý bằng clo

Tùy thuộc vào chất lượng nước sông mà có thể sử dụng thêm công đoạn tiền xử lý bằng clo. Điều này giúp:

+ Làm giảm lượng hóa chất keo tụ sau

+ Làm giảm lượng vi khuẩn trên các bộ lọc

+ Kiểm soát tảo và sinh vật phù du trong lưu vực và các bộ lọc

+ Giúp loại bỏ mùi vị và mùi trong nước

Keo tụ tạo bông

Keo tụ là quá trình sử dụng các hóa chất trợ keo tụ như phèn nhôm, PAC, PAM nhằm dính kết các hạt lơ lửng trong nước có kích thước rất nhỏ thành các hạt có kích thước lớn hơn có thể loại bỏ bằng công đoạn lắng và lọc sau.

Lắng

Sau công đoạn keo tụ nước được chứa tại bể lắng. Tại đây nước được giữ lại trong một thời gian đủ lâu để cho phép các bông cặn lắng xuống dưới đáy của bể lắng

Lọc

Hai hình thức lọc có thể sử dụng là lọc cát chậm ( bể lọc cát), và lọc cát nhanh. Tùy thuộc vào công suất lọc, thời gian, chất lượng nước mà sử dụng hình thức  và thiết bị lọc nước phù hợp.

Khử trùng sau cùng

Khử trùng ở công đoạn sau cùng trước khi cấp nước đến người sử dụng bằng clo, đèn UV hoặc ozone. Thông thường clo được sử dụng để khử trùng do tính hiệu quả cùng với chi phí thấp hơn so với sử dụng đèn UV và ozone

xu ly nuoc song