Chất lượng nguồn  nước cấp có ý nghĩa rất quan trọng cho việc lựa chọn công nghệ và thiết kế hệ thống xử lý nước. Các nguồn nước cấp thường là: nguồn nước ngầm (  nước giếng khoan), nguồn nước mặt( sông, suối, ao, hồ ..), nguồn nước máy do các nhà máy nước cung cấp…

Nguồn nước ngầm được khai thác từ trong lòng đất nên ít bị ảnh hưởng trực tiếp tác động của con người. Thành phần chủ yếu của nước ngầm là các tạp chất hòa tan như các kim loại nặng như sắt, mangan .., các hợp chất hữu cơ và vô cơ, các chất khí hòa tan như metan, H2S, cacbonic ..  Tuy nhiên nước ngầm cũng có thể bị nhiễm bẩn do tác động của con người. Các chất thải của con người và động vật, các chất thải hóa  học, chất thải sinh học cũng như việc sử dụng phân bón hóa học … Vì vậy trong nước ngầm cũng thường hay bị nhiễm nitrat, nitrit và amoni, ngoài ra các chỉ tiêu vi sinh có thể không đạt tiêu chuẩn do nhiễm các khuẩn Ecoli và Coliform. Vi khuẩn thường gặp nhất trong nước  ngầm là các vi khuẩn sắt.

Nguồn nước mặt do đặc điểm chịu nhiều ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên, điều kiện môi trường xung quanh và cả tác động của con người khi khai thác và sử dụng nguồn nước. Thông thường trong nước bề mặt thường hay gặp các thành phần : các chất hòa tan dưới dạng ion và phân tử có nguồn gốc hữu cơ và vô cơ, các chất rắn lơ lửng, các vi sinh vật, vi trùng, vi rút .. Đặc điểm nổi bật nhất khi xử lý nước mặt là thường hay bị đục và hàm lượng vi sinh vật cao, độ đục thay đổi theo mùa và theo vị trí địa lý.

Những đặc điểm cơ bản trên là cơ sở cho việc lựa chọn công nghệ xử lý nước. Lựa chọn công nghệ và hệ thống xử lý nước cụ thể phải trên cơ sở phân tích chất lượng nước cấp, các phân tích hóa học, vật lý và vi sinh là cần thiết để cung cấp đủ thông tin về nguồn nước, là cơ sở để lựa chọn công  nghệ xử lý nước phù hợp.

 

thiet bi loc nuoc