Nguồn nước cấp như nước giếng khoan, nước ao hồ, sông suối, nước mưa … đều có thể bị đục, mức độ đục tùy thuộc vào vị trí địa lý, hàm lượng các chất rắn lơ lửng, hàm lượng các chất rắn hòa tan và chất keo, có thể thay đổi theo mùa, khu vực. Chất lơ lửng trong nguồn cung cấp nước thô được loại bỏ bằng nhiều phương pháp khác nhau. Các chất lơ lửng có thể bao gồm các hạt có kích thước lớn, hạt kích thước nhỏ và hạt keo. Quá trình loại bỏ chất lơ lửng trong nước thường bằng keo tụ, tạo bông, và lắng.

Các bước của quá trình xử lý nước đục

+ Keo tụ: Quá trình keo tụ co thể được thực hiện thông qua việc bổ sung các muối vô cơ của nhôm hay sắt.  Các muối vô cơ trung hòa điện tích trên các hạt gây ra độ đục của nước thô và cũng thủy phân để tạo thành kết tủa không tan. Keo tụ cũng có thể được thực hiện bằng việc bổ sung các polyme hữu cơ hòa tan trong nước.

+ Tạo bông: Kết dính các hạt đã được trung hòa điện tích thành các hạt lớn có thể được tăng cường bằng việc bổ sung các polyme hữu cơ

+ Lắng: Sau công đoạn keo tụ, tạo bông các hạt lơ lửng đã được kết dính thành các hạt lớn hơn sẽ được loại bỏ nhờ công đoạn lắng

Các loại hóa chất keo tụ xử lý nước đục

Muối của sắt và nhôm là hóa chất keo tụ điển hình, nhưng nó có thể làm giảm PH của  nước, tùy thuộc vào độ kiềm nước thô ban đầu và PH, các chất kiềm như vôi, xút được bổ sung để nâng PH của nước khi sử dụng chất kết tủa chính.

Sự thay đổi của PH ảnh hưởng đến lượng hóa chất sử dụng và hiệu quả keo tụ. Với nhôm sulfat hiệu quả tối ưu và khả năng hòa tan hạt keo tối tiểu thường diễn ra ở PH 6 -7. Phèn sắt có thể sử dụng ở phạm vi PH rộng hơn 5 -11.

Các polymer hữu cơ hòa tan trong nước cũng được sử dụng để xử lý nước đục. Polymer anion ion hóa trong dung dịch nước để tạo thành các hạt điện tích âm trong chuỗi polymer. Polymer cation ion hóa trong dung dịch nước để tạo thành các hạt điện tích dương dọc theo chuỗi polymer. Polymer không ion ion hóa trong dung dịch nước để tạo thành các hạt điện tích âm trong chuỗi polymer.

Các polymer cation thường được sử dụng  như chất đông tụ chính là amin và poly – . chúng ion hóa cation mạnh mẽ và thường có trọng lượng phân tử nhỏ hơn 500.000. Khi được sử dụng như chất đông tụ chính, chúng hấp thụ trên bề mặt hạt, làm trong nước mà không hình thành kết tủa các hydroxit như các chất keo tụ vô cơ, độ PH của nước không thay đổi. Hiệu quả chính của keo tụ bằng polymer phụ thuộc vào tính chất của các hạt đục được đông tụ, lượng độ đục hiện tại và cách pha trộn hoặc phản ứng.

Trong những trường hợp nhất định, một lượng dư thừa của chất keo tụ chính ( muối vô cơ, polymer hoặc kết hợp cả hai) có thể được áp dụng để thúc đẩy tạo thành kích thước bông lớn và tăng hiệu quả tạo bông. Tuy nhiên cần cân nhắc khi sử dụng  hình thức này vì chất keo tụ chính có thể sẽ tạo hiệu quả ngược lại nếu dùng quá liều

loc nuoc gieng khoan