Trước khi lên thiết kế cụ thể cho bất kỳ một hệ thống lọc nước nào, cần xác định hàm lượng các tạp chất có trong nước bằng cách phân tích nước. Phân tích nước ở các giai đoạn khác nhau của quá trình xử lý cho phép theo dõi hiệu quả của từng giai đoạn và đảm bảo mức độ chính xác của quá trình lọc đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn.

Phân tích nước bao gồm phân tích vật lý, phân tích hóa học và phân tích vi sinh

  • Phân tích vật lý

Kiểm tra phân tích vật lý bao gồm: màu sắc, hương vị, mùi, nhiệt độ và độ đục.

Màu sắc của nước do các chất hữu cơ hòa tan và các chất keo lơ lửng trong nước tạo thành. Độ màu của nước được đo bằng đơn vị TCU.

Sự hiện diện của muối khoáng, chất thải công nghiệp,  nước thải sinh hoạt, sự phân hủy các chất hữu cơ, một số loại vi sinh vạt hoặc các hợp chất hóa học như phenol, .. tạo hương vị và mùi vào nước. Những đặc tính vật lý rất khó để đo lường định lượng, vì các yếu tố cá nhân liên quan đến hương vị và mùi, điều kiện khí quyển tạp chất, nhiệt độ và độ ẩm.

Vị ngon của nước phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, duy nhất cho mỗi hệ thống và mỗi hệ thống cần xác định phương pháp tốt nhất để phòng và xử lý. Sục khí là phương pháp hiệu quả trong xử lý nước ngầm giúp loại bỏ các hợp chất gây mùi hôi vốn thường là các khí hòa tan trong nước bằng cách tách chúng ra khỏi nước.

Độ đục trong nước tạo thành từ tạp chất keo hiện diện trương nước. Các keo này có thể là đất sét, mùn hoặc các sinh vật dưới kính hiển vi.

  • Phân tích hóa học

Phân tích hóa học được thực hiện để xác định tổng chất rắn, độ cứng, clorua, giá trị PH, các hợp chất nito, khí hòa tan, kim loại và các hóa chất khác như phenol.

Để xác định tổng hàm lượng chất riêng, số lượng chất rắn lơ lửng, chất rắn hòa tan và keo được xác định riêng sau đó cồng vào với nhau. Lượng chất rắn cao cho thấy một trong hai trường  hợp là ô nhiễm hoặc sự hiện hiện của hàm lượng khoáng sản quá mức.

Giá trị PH hay nồng độ ion hydro của nước là thước đo mức độ axit hoặc kiềm của nước. Đo độ PH cho phép phân loại và đánh gia mối tương quan với các đặc tính khác như ăn mòn hoặc các yếu tố liên quan đến kiểm soát chức năng sinh học trong cơ thể của nước. Đây cũng là chỉ tiêu hữu ích trong việc kiểm soát quá trình làm mềm và keo tụ trong xử lý nước.

Nito có thể có mặt trong nước trong bốn hình thức khác nhau như nito amoniac, nito anbumin, nitrit và nitrat. Sự xuất hiện của amoniac tự do cho thấy ô nhiễm trực tiếp từ các chất hữu cơ đặc biệt từ nguồn phân ( nước tiểu) của người và động vật. Nước mặt bị ô nhiễm có thể từ chất thải của các ngành công nghiệp khí. Nước ngầm có thể bị yếm khí và số lượng tương đối lớn amoniac tự do phát sinh từ việc giảm nitrat. Nito anbumin thường có nguồn gốc từ động vật và thực vật, sự hiện diện của nó là một dấu hiệu của ô nhiễm hữu cơ trong nguồn cung cấp nước. Theo dõi lượng nitrit trong nước bề mặt chỉ ra sự hiện diện của ô nhiễm, đây thường bắt nguồn từ hoạt động sinh học trong các lớp bề mặt của đất, việc áp dụng phân bón

  • Phân tích vi sinh

Phân tích vi sinh vật của nước bao gồm kiểm tra vi khuẩn học và sinh học.

Kiểm tra vi khuẩn là nhằm mục đích xác định sự  phù hợp của nước để phục vụ sinh hoạt ăn uống và để sử dụng trong các ngành công nghiệp như chế biến thực phẩm và sữa..

Kiểm tra sinh học nhằm mục đích xác định sự hiện diện của sinh vật cực nhỏ, trừ vi khuẩn như tảo, nấm mốc, nấm men, động vật nguyên sinh .. có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước để uống và sử dụng công nghiệp.

Kiểm tra vi khuẩn của nước nhằm:

+ Phát hiện và đánh giá mức độ ô nhiễm trong các nguồn cung cấp

+ Để xác định hiệu quả của quá trình xử lý nước ở các giai đoạn khác nhau

+ Để xác định nguyên nhân gây ra bất kỳ sự suy giảm đột ngột trong chất lượng

Việc loại bỏ các vi sinh vật từ nước uống được thực hiện bằng quá trình lọc cơ học và quá trình hóa học ( keo tụ tạo bông, khử trùng)

thiet bi loc nuoc tinh khiet