Lọc nước giếng khoan nhiễm sắt ở mức độ vừa
Phạm vi áp dụng: Nước giếng khoan không đạt chất lượng nước dùng cho sinh hoạt, hàm lượng sắt tổng<10, Mangan tổng<2, amonium<3, nitrat<6
Quy trình lọc nước giếng khoan
Nước giếng khoan được máy bơm hút lên và đẩy qua thiết bị làm thoáng ( cho nước phun thành tia hay thành màng mỏng chảy trong không khí ở các dàn làm thoáng tự nhiên hay cho nước phun thành tia và màng mỏng trong các tháp cao tải rồi thổi không khí vào tháp là phương pháp làm thoáng cưỡng bức)
Hiệu quả của quá trình làm thoáng phụ thuộc vào:
– Chênh lệch nồng độ của khí cần trao đổi trong hai pha khí và nước
– Diện tích tiếp xúc giữa hai pha khí và nước, diện tích tiếp xúc càng lớn quá trình trao đổi khí diễn ra càng nhanh
– Thời gian tiếp xúc giữa hai pha khí nước: thời gian tiếp xúc cần lớn mức độ trao đổi càng triệt để
– Nhiệt độ của môi trường: Nhiệt độ tăng lợi cho quá trình khử khí ra khỏi nước và bất lợi cho quá trình hấp thụ và hòa tan khí vào nước và ngược lại
– Bản chất của khí được trao đổi
Sau làm thoáng nước được lắng tại các bể lắng nhằm loại bỏ các chất cặn lắng, các hạt lơ lửng có trong nước, sau đó nước được máy bơm đẩy qua các bình lọc rồi qua giai đoạn tiếp xúc khử trùng, cuối cùng được dẫn vào bể chứa nước sạch
Chi tiết thiết bị:
Tháp cao tải: Tháp làm thoáng cưỡng bức với lưu lượng tưới từ 30 đến 40m3/h. Lượng không khí tiếp xúc lấy từ 4 đến 6m3 cho 1m3 nước. Lượng oxy hòa tan sau làm thoáng bằng 70% làm lượng oxy hòa tan bão hòa, hàm lượng CO2 sau làm thoáng giảm 75%. Chiều cao, độ dày, đường kính của tháp cao tải phụ thuộc vào công suất của hệ thống lọc nước giếng khoan, tất cả các thông số này sẽ được chi tiết trong dự toán
Bình lọc áp lực: Số lượng, độ dày, đường kính, chiều cao tùy thuộc và công suất của thiết bị
Bể lắng
Bình khuấy trộn hóa chất
Hệ thống máy bơm
Tủ điện điều khiển
Ống, van, tê, cút liên kết thiết bị
Vật liệu xử lý:
Cát và sỏi lọc nước
Hạt Mangan Greensand
Hạt filox
Than hoạt tính
Nước sau khi lọc đạt tiêu chuẩn nước dùng cho sinh hoạt ăn uống theo QCVN01-2009/BYT và QCVN02-2009/BYT