Keo tụ tạo bông là kỹ thuật xử lý nước được áp dụng trước giai đoạn lắng cặn và lọc để nâng cao khả năng của quá trình xử lý loại bỏ các hạt. Hóa chất keo tụ được sử dụng để trung hòa điện tích các hạt và hình thành các hạt có kích thước đủ lớn để loại bỏ trong quá trình lọc.
Các hạt lơ lửng có trong hầu hết nước tự nhiên, các vật liệu lơ lửng này chủ yếu phát sinh từ quá trình xói mòn đất, giải phóng khoáng chất và sự phân rã của thực vật, từ chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt. Tạp chất lơ lửng này có thể bao gồm chất lơ lửng, chất hữu cơ vô cơ hòa tan, hoặc các vi sinh vật như vi khuẩn, tảo, virut…Các tạp chất lơ lửng này làm đục nước, làm giảm chất lượng nước, đồng thời các vi sinh vật có thể gây bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Chính vì vậy cần thiết phải loại bỏ các hạt gây đục nước ra khỏi nước bằng cách sử dụng hóa chất keo tụ.
Sử dụng hóa chất keo tụ loại bỏ độ đục là phương pháp tương đối đơn giản, chi phí thấp đem lại hiệu quả cao. Hóa chất keo tụ có nhiều loại, sẵn có, giá thành không cao.
Hầu hết các chất rắn lơ lửng trong nước đều có điện tích âm do đó chúng đẩy lẫn nhau, chính sự đẩy nhau này ngăn cản các hạt phân hủy làm cho chúng vẫn ở trạng thái treo. Quá trình keo tụ được thực hiện nhằm vượt qua các lực ổn đinh của các hạt lơ lửng cho phép các hạt va chạm với nhau tạo điều kiện kết dính các hạt thành các hạt có kích thước lớn hơn có thể loại bỏ bởi quá trình lắng và lọc. Không chỉ được thực hiện trong xử lý nước cấp, keo tụ tạo bông cũng là quá trình phổ biến để xử lý nước thải công nghiệp và nước thải gia đình để loại bỏ các hạt lơ lửng ra khỏi nước.
Nguyên tắc quá trình keo tụ
Quá trình keo tụ gây mất ổn định các hạt. Hóa chất keo tụ với điện tích ngược lại với các chất rắn lơ lửng được thêm vào nước để trung hòa các điện tích âm với các chất rắn không thể phân hủy lơ lửng như đất sét và các chất hữu cơ.
Khi bị vô hiệu hóa các hạt kích thước nhỏ có khả năng kết dính với nhau, các hạt đã kết dính qua quá trình này được gọi là microfloc vẫn còn quá nhỏ để có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Vì vậy một hỗn hợp hóa chất keo tụ có năng lượng cao, nhanh chóng phân tán đúng chất kết dính và thúc đẩy va chạm hạt là cần thiết để đạt hiệu quả hình thành các hạt có kích thước lớn hơn.
Các microfloc được tiếp xúc với nhau qua quá trình trộn chậm, sự va chạm khiến chúng liên kết với nhau để tạo ra các hạt lớn hơn có thể nhìn thấy được. Kích thước các hạt tiếp tục được tăng lên thông qua sự va chạm bổ sung và tương tác với các polymer vô cơ được hình thành bởi các hóa chất keo tụ hoặc các polymer hữu cơ được thêm vào. Macrofloc được hình thành. Các polymer có trọng lượng phân tử cao được gọi là chất trợ lắng, có thể được thêm vào trong nước để giúp tăng cường kết dính. Khi các hạt keo tụ đã đạt đạt đến kích thước đủ lớn là nước có thể bước sang giai đoạn xử lý tiếp theo.
Thời gian tiếp xúc cho giai đoạn keo tụ tạo bông từ 15, 20 phút đến 1 giờ hoặc nhiều hơn.
Phương pháp keo tụ tạo bông bằng sử dụng hóa chất keo tụ là phương pháp tiền xử lý được sử dụng phổ biến nhằm tách các hợp chất lơ lửng và hòa tan ( các chất gây ra độ đục của nước) ra khỏi nước. Một số loại khoáng chất lơ lửng, các chất hữu cơ, các mầm bệnh và các ion kim loại hòa tan có thể được phân tách bằng quá trình này. Việc sử dụng hóa chất keo tụ phải được điều chỉnh đúng với thành phần chính xác của nước.
Các bạn có thể tham khảo các loại hóa chất keo tụ Sao Việt đang cung cấp như sau:
+ PAC: PAC Trung Quốc, PAC Ấn Độ
+ Polyme: PAM anion, PAM cation, PAM nonion