Trong xử lý nước mặt và xử lý nước giếng khoan, do đặc điểm nguồn nước có độ đục cao, nước nhiễm nhiều kim loai nặng, các tạp chất hữu cơ gây màu nên luôn cần đến công đoạn sử dụng hóa chất thực hiện quá trình keo tụ, tạo bông  nhằm dính kết các hạt cặn có kích thước rất nhỏ thành các hạt cặn lớn hơn có thể loại bỏ được tại quá trình lắng và lọc sau.

Keo tụ và tạo bông thường được thực hiện sau quá trình xử lý sơ bộ, xử lý tiền clo và sục khí.

Về lý thuyết, keo tụ và tạo bông là quá trình gồm 3 bước: khuấy trộn hóa chất, keo tụ và tạo bông. Trong thực tế tại các nhà máy xử lý nước quá trình này chỉ gồm 3 bước là khuấy trộn và keo tụ tạo bông.

Mục đích chính của quá trình keo tụ và tạo bông  là loại bỏ các hạt cặn lơ lửng có kích thước nhỏ trong nước gây ra độ đục nước, độ đục cao có thể gây ra khó khăn để khử trùng đúng cách.

nước bị đục

Quá trình keo tụ, tạo bông cụ thể như sau:

Tại bình khuấy trộn hóa chất, hóa chất keo tụ được thêm vào nước và nước được pha trộn một cách nhanh chóng. Mục đích của bước này là hòa tan đều hóa chất vào nước, quá trình khuấy trộn thường diễn ra nhanh trong khoảng 1 phút hoặc ít hơn ( khoảng thời gian vừa đủ để hóa chất được khuấy trộn đều trong nước).

quá trình keo tụ xử lý nước mặt

Sau khi khuấy trộn hóa chất, diễn ra quá trình keo tụ, các hóa chất làm trung hòa điện tích của các hạt cặn trong nước, cho phép các hạt cặn này dính kết lại với nhau tạo thành các hạt cặn lớn hơn.

Bước cuối cùng là tạo bông. Quá trình tạo bông thường kéo dài khoảng 30 -45 phút.

Sản phẩm cuối cùng của quá tình keo tụ, tạo bông là nước mà các chất bẩn, các vi khuẩn, các tạp chất dạng hạt đã dính kết với nhau và hình thành từng cụm. Các cặn này sẽ được loại bỏ tại bể lắng và các bình lọc.