Tháp giải nhiệt là một thiết bị được sử dụng để giảm nhiệt độ của dòng nước bằng cách trích nhiệt từ nước và thải ra khí quyển. Tháp giải nhiệt tận dụng sự bay hơi nhờ đó nước được bay hơi vào không khí và thải ra khí quyển. Kết quả là, phần nước còn lại được làm mát đáng kể . Tháp giải nhiệt có thể làm giảm nhiệt độ của nước thấp hơn so với các thiết bị chỉ sử dụng không khí để loại bỏ nhiệt, như là bộ tản nhiệt của ô tô, và do đó sử dụng tháp giải nhiệt mang lại hiệu quả cao hơn về mặt năng lượng và chi phí.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tháp giải nhiệt ( hệ thống làm mát)

–          Ăn mòn

–          Ô nhiễm sinh học

–          Đóng cặn

Ăn mòn:

Ăn mòn làm giảm hiệu quả hoạt động , hiệu quả năng lượng trên bề mặt truyền nhiệt nên làm giảm độ dẫn nhiệt.Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ ăn mòn là sự hiện diện của các loại khí hòa tan, clorua và sulfat, độ PH, độ kiềm, các ion canxi, magie, silic .. nhiệt độ nước, vận tốc nước. Ăn mòn chỉ có thể kiểm soát chứ không loại bỏ hoàn toàn được quá trình ăn mòn.

Vấn đề thường gặp với tháp mạ kẽm là rỉ sét màu trắng, đây là quá trình ăn mòn của lớp phủ kẽm trên tháp mạ kẽm tạo thành lớp cặn cacbonat kẽm màu trắng sáng. Mức độ ăn mòn tỷ lệ thuận với tổng số cả độ kiềm và độ PH của nước làm mát, bất kỳ sự gia tăng giá trị nào của độ kiềm hay độ PH đều làm tăng tốc độ ăn mòn.

Để làm giảm ăn mòn thiết bị: Khử khí, điều chỉnh PH, độ kiềm

Đóng cặn:

Quá trình đóng cặn là quá trình hóa học xảy ra khi nồng độ của các muối hòa tan trong nước làm mát vượt quá giới hạn độ hòa tan và dạng kết tủa trên bề mặt tiếp xúc với nước.

Thành phần chủ yếu của cặn lắng đọng trên bề mặt tháp giải nhiệt là canxi cacbonat, nó được tạo ra do sự phân hủy ion hydrocacbonat có trong nước. Khi nước có PH cao >10 nước sau khi xử lý bằng vôi để giảm độ cứng cacbonat thì trong thành phần của cặn lắng đọng và cặn bám có cả magie hydroxit

Kiểm soát quá trình đóng cặn này bằng cách điều chỉnh độ PH của nước, làm mềm nước cấp, sử dụng hóa chất

Ô nhiễm sinh học:

Sự tăng trưởng của vi sinh vật trong hệ thống nếu không kiểm soát có thể dẫn đến hình thành lớp ô nhiễm sinh học ( màng sinh học) trên tất cả các bề mặt tiếp xúc. Các màng sinh học này đóng vai trò như chất cách điện nhiệt để làm giảm hiệu suất truyền nhiệt trong các thiết bị sản xuất. Màng sinh học này thường dẫn đến tốc độ ăn mòn tăng lên do sự hình thành của khu vực kỵ khí dưới lớp ô nhiễm.

Giải pháp điều trị ô nhiễm sinh học: Khử trùng bằng clo, khử trùng bằng đèn Uv, khử trùng bằng ozone

 

 xu ly nuoc cho thap giai nhiet