• Đặc điểm nước mặt:

Nước mặt là nước từ các sông, hồ, suối.. Đây  là nguồn nước tự nhiên gần gũi với con người nhất nên nước mặt cũng là nguồn nước dễ bị ô nhiễm nhất. Trong nước mặt tồn tại các chất rắn lơ lửng hữu cơ và vô cơ, các vi sinh vật, vi trùng, các hợp chất hòa tan dưới dạng ion và phân tử dưới dạng hữu cơ và vô cơ nên nước mặt thường hay bị đục. Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, nước mặt ngày càng bị ô nhiễm bởi các hóa chất độ hại, các chất ô nhiễm

  • Quy trình xử lý nước mặt

+ Xử lý nước mặt sơ bộ: Do đặc điểm của nước mặt có rất nhiều rác, vật nổi trôi lơ lửng trong dòng nước nên cần tiến hành xử lý sơ bộ trước khi đưa nước vào hệ thống xử lý nước mặt.

Xử lý nước mặt sơ bộ gồm:

Hồ chứa và lắng sơ bộ: Lắng sơ bộ tại các hồ chứa nhằm lắng bớt cặn lơ lửng, thực hiện các phản ứng oxy hóa

Song và lưới chắn rác: Loại trừ các rác trôi trong dòng nước bằng các song và lưới chắn

Bể lắng cát: Với nguồn nước mặt có độ đục lớn, sử dụng bể lắng cát nhằm loại bỏ các hạt cặn có kích thước lớn hơn hoặc bằng 0,2 mm và tỷ trọng lớn hơn hoặc bằng 2,6 nhằm giảm tải cho hệ thống xử lý nước sau giúp cho thiết bị hoạt động hiệu quả hơn

+ Xử lý tại nguồn bằng hóa chất: Nước mặt có nguồn gốc từ các sông, suối, ao hồ nên thường có sự phát triển của rêu tảo, ngoài ra còn có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ sự ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và công nghiệp thải ra, vì thế nên tiến hành xử lý hóa chất tại nguồn nhằm hạn chế sự phát triển này

+ Làm thoáng: Làm thoáng nhằm bổ sung oxy từ không khí vào nước nhằm oxy hóa sắt, mangan tạo thành các oxit sắt và oxit mangan kết tủa có thể loại bỏ được khỏi nước

Làm thoáng còn nhằm khử khí CO2 làm tăng PH của nước, đồng thời giúp khử khí H2S là khí gây ra mùi trứng thối khó chịu

+ Keo tụ, tạo bông: Sử dụng hóa chất keo tụ nhằm kết dính các hạt cặn lơ lửng có kích thước nhỏ trong nước thành các hạt cặn có kích thước lớn hơn và có thể loại bỏ được tại quá trình lắng và lọc

+ Lắng: Kết quả của quá trình keo tụ, tạo bông là các hạt cặn có kích thước lớn hơn sẽ được loại bỏ tại các bể lắng. Một số phương pháp lắng như: lắng trọng lực trong các bể lắng, lắng bằng lực ly tâm, lắng bằng lực đẩy nổi do các bọt khí bám vào hạt cặn ở các bể tuyển nổi

+ Lọc: Lọc là quá trình không chỉ giữ lại các hạt cặn lơ lửng trong nước có kích thước lớn hơn kích thước các lỗ rỗng tạo ra giữa các hạt lọc mà còn giữ lại các hạt keo sắt, keo hữu cơ gây ra độ đục và độ màu, các hạt keo này có kích thước bé hơn so với kích thước khe hở giữa các hạt lọc nhưng nó có khả năng dính kết và hấp thụ lên bề mặt lớp vật liệu lọc.

2 hình thức lọc phổ biến hiện nay là bể lọc và lọc áp lực

Bể lọc ( lọc chậm): Lọc chậm dễ dàng trong vận hành và quản lý, chất lượng nước ổn định và đảm bảo nhưng tốn diện tích mặt bằng, nhanh bị tắc, khó khăn trong thau rửa vật liệu

Lọc áp lực: Được áp dụng phổ biến trong xử lý nước hiện nay

+ Khử trùng: Khử trùng là công đoạn cuối cùng của xử lý nước cấp sinh hoạt, khử trùng nhằm tiêu diệt hoàn toàn các vi khuẩn, vi rút gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Các hình thức khử trùng phổ biến là: Khử trùng bằng clo, khử trùng bằng đèn UV, khử trùng bằng ozone.

Thiết bị xử lý nước