Nước cho nuôi thủy sản nước ngọt

Yếu tố chất lượng nước dùng cho nuôi trồng thủy sản là đặc biệt quan trọng. Các yếu tố như oxy hòa tan, khí và amoniac có thể làm chết cá trong khi các chỉ tiêu như độ PH, độ kiềm không ảnh hưởng rõ ràng gây độc hại trực tiếp  nhưng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của cá.

Trong pham vi bài viết này chúng tôi đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước dùng cho nuôi thủy sản nước ngọt.

  • Nhiệt độ

Tất cả các quá trình sinh học và hóa học trong nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Cá điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và tỷ lệ trao đổi chất bằng cách chuyển sang nước lạnh hoặc nước ẩm. Mỗi loài đều có thể phát triển tăng trưởng ở nhiệt độ tối ưu nhất định. Nếu ở dưới hoặc trên mức nhiệt độ tối ưu tốc độ tăng trưởng giảm thậm chí có thể làm chết cá.

  • Oxy hòa tan

Lượng oxy hòa tan tối thiểu DO an toàn phụ thuộc vào nhiệt độ và một số loài. Trong ao DO có thể thay đổi sau 24 giờ. Trong ngày oxy được sản xuất bởi quá trình quang hợp, ban đêm oxy được sử dụng để hô hấp tạo ra cacbonic, vì vậy ban ngày nhờ quá trình quang hợp tạo ra nhiều oxy hơn để sử dụng. Thông thường nồng độ oxy thấp nhất trước khi bình minh và cao nhất ở buổi chiều muộn.

Tùy thuộc vào từng loài có thể chịu được nồng độ DO ở các mức khác nhau chẳng hạn như cá nước ấm ( loài cá phát triển tốt nhất ở nhiệt độ trên 800F) có thể chịu đựng nồng độ DO thấp hơn loài cá nước lạnh ( loài cá phát triển tốt nhất ở nhiệt độ dưới 600F).

Sự thiếu nồng độ oxy hòa tan kéo dài dẫn đến làm chậm sự phát triển tăng trưởng của cá thậm chí nghiêm trọng hơn có thể gây chết cá. Vì vậy việc sản xuất cá thâm canh trong ao, lồng phải đảm bảo tuần hoàn và thông khí để duy trì DO ở mức an toàn

  • Chất thải có chứa nito

Hầu hết cá nước ngọt và động vật không xương bài tiết amonia là chất thải có chứa nito. Khi cá được nuôi thâm canh và ăn thức ăn giàu protein có thể sản xuất nồng độ cao của amoniac trong nước. Amoniac và chất thải trao đổi khác từng bước loại bỏ bằng quá trình tự nhiên trong ao hoặc thông qua việc sử dụng các bộ lọc sinh học trong hệ thống tuần hoàn và tái sử dụng. Amoniac lúc đầu kết hợp chuyển dổi thành nitrit sau đó thành nitrat. Nitrit là độc hại đối với cá và gây bệnh cho cá.

  • Độ PH

Cá tồn tại và phát triển tốt nhất trong nước có độ PH từ 6 -9, ngoài phạm vi này tốc độ tăng trưởng của cá giám. Ở giá trị PH dưới 4,5 hoặc trên 10 sẽ gây chết cá.

PH thường dao động một hoặc hai đơn vị hàng ngày. Vào buổi sáng nồng độ cacbonic cao và độ PH thấp là kết quả của quá trình hô hấp trong đêm do cacbonic tạo thành axit yếu khi hòa tan trong nước). Sau khi mặt trời mọc tảo và cây xanh khác sản xuất cacbohydrate và oxy từ khí cacbonic do quang hợp, khi khí cacbonic được lấy ra từ nước làm tăng độ PH của nước. Độ PH thấp nhất trong ngày thường liên quan đến mức thấp nhất của oxy còn độ PH cao nhất trong ngày liên quan đến mức độ cao nhất của oxy hòa tan

  • Độ kiềm

Độ kiềm thể hiện khả năng đệm cho nước tức là giữ cho việc thay đổi PH của nước không nhiều. Hoạt động quang hợp của ao có độ kiềm không đạt chuẩn có thể làm cho độ PH tăng lên.

  • Độ cứng

Độ cứng bao gồm ion canxi và magie. Độ cứng là quan trọng đối với sự phát triển của một số loài như cá da trơn, nếu độ cứng thiếu các loài này không đạt được sự phát triển tốt

  • Clo

Nếu nước thành phố được sử dụng để nuôi cá, clo dư phải được loại bỏ bằng sục khí, sử dụng hóa chất như natri thiosulfat hoặc lọc qua than hoạt tính

  • Sắt

Nước ngầm thường chứa hàm lượng sắt hòa tan cao, khi tiếp xúc với không khí sắt II kết hợp với oxy để tạo thành sắt III kết tủa tạo thành màu nâu đỏ. Sự tồn tại của sắt có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cá nên cần loại bỏ sắt trước khi cấp  nước cho nuôi trồng thủy sảnclo vien sui