Nguồn và lượng nước sẵn có là yếu tố quan trọng để xem xét khi lựa chọn cho nuôi trồng thủy sản. Nhiều loại hóa chất không mong muốn có thể bắt nguồn từ việc thiếu thông tin cơ bản về nguồn gốc của nước sử dụng. Vì vậy trước khi lựa chọn địa điểm cho một cơ sở nuôi trồng thủy sản cần thực hiện một cuộc điều tra kỹ lưỡng về chất lượng và lượng nước sẵn có.

Việc lựa chọn một nguồn nước tốt sẽ rất hữu ích có thể giảm được các chi phí xử lý trước khi đưa vào ao hồ để nuôi cá, tôm. Một nguồn nước tốt phải không bị ô nhiễm từ các chất dinh dưỡng quá mức, hóa chất hoặc kim loại nặng. Thêm nữa tiêu chí để lựa chọn nguồn nước tốt là khối lượng nước sẵn có đủ để cung cấp cho trang trại.

Nguồn nước có thể được sử dụng là:

+ Nước giếng khoan

+ Nước mặt: Sông, suối, hồ

+ Nước máy

Mỗi loại nguồn nước đều có những ưu và nhược điểm riêng nên cần được xem xét một cách cẩn thận trước khi đi đến lựa chọn cuối cùng. Nước suối và nước giếng là 2 nguồn nước thường được sử dụng nhất cho nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên 2 nguồn nước này thường chứa khí hòa tan như khí cacbon dioxit, nito nên cần tiến hành khử khí bằng sục khí.

Dưới đây là ưu và nhược điểm cơ bản của các nguồn nước trong đó chất gây ô nhiễm có thể là thuốc trừ sâu, chất hữu cơ, cặn, kim loại nặng, vi sinh vật, các khí hòa tan có thể là cacbon dioxit, nito, khí metan, và hydrogen sulfide

Nguồn

Ưu điểm

Nhược điểm

Nước giếng khoan Nhiệt độ không đổi, trữ lượng ổn định không thay đổi theo mùa Có thể chứa khí hòa tan, các chất gây ô nhiễm
Nước mặt: Sông, suối, ao, hồ Có sẵn, không tốn kém Trữ lượng và chất lượng có thể thay đổi theo mùa, theo khu vựcCác chất dinh dưỡng có thể nhiều quá mứcNhiều rác trôi nổi nên cần sàng lọc trước
Nước máy Chất lượng nước cao do đã xử lý đạt tiêu chuẩn sinh hoạt ăn uống Có thể chứa clođộc hại hoặc chloraminesChi phí cao

Một số chỉ tiêu tham khảo đối với nguồn nước dùng cho nuôi trồng thủy sản

Tham số Giá trị  (ppm  trừ độ PH)
Oxy hòa tan 5
Cacbon dioxit 0
Tổng kiềm ( CaCO3)% như cacbonat% như bicacbonat 50 -4000 -4075 -100
PH 6,5 – 8 ( loài cá  nước lạnh)6,5 – 9 ( loài nước ấm)
Mangan 0 – 0,01
Sắt ( tổng cộng) 0 – 0,15 ( loài cá nước lạnh)0 – 0,5 ( loài nước ấm)
Chất hóa học 0,01 – 3,0
Nitrat 0 – 3,0
Amoniac chưa bị ion hóa 0 – 0,05
Hydrogen sulfide 0
Thủy ngân 0

Lượng nước cần thiết cho một cơ sở nuôi trồng thủy sản khác nhau với phương pháp sản xuất được sử dụng, loại nuôi trồng thủy sản được lựa chọn, quy mô hoạt động và loài được nuôi. Xem thêm: nước dùng cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Xem thêm: Clo trong nuôi trồng thủy sản

xu ly nuoc nuoi trong thuy san