Hướng dẫn xử lý nước bể bơi

Mục đích của xử lý nước bể bơi nhằm:

+ Bảo vệ người bơi khỏi sự lây lan của vi khuẩn, vi rút, vi sinh vật gây bệnh phát sinh từ đường nước hoặc từ cộng đồng người bơi

+ Duy trì chất lượng nước bể bơi đạt mức tiêu chuẩn, ngăn ngừa sự xuất hiện và phát triển của rêu tảo, đảm bảo thẩm mỹ và an toàn cho người bơi

+ Loại bỏ các mùi khó chịu

+ Ngăn chặn việc ăn mòn xung quanh bể bơi, phụ kiện và thiết bị như đường ống, máy bơm …

+ Ngăn chặn sự hình thành cặn bám trên hệ thống thiết bị

Bạn cần chuẩn bị các loại dụng cụ và hóa chất sau:

Dụng cụ kiểm tra nước bể bơi

Các dụng cụ bạn cần chuẩn bị phục vụ cho việc kiểm tra nước bể bơi nhằm xử lý và duy trì chất lượng nước là:

+ Bộ test kiểm tra nước bể bơi

+ Bút đo PH

Dụng cụ vệ sinh bể bơi: 1 bộ dụng cụ vệ sinh bể bơi bao gồm: Vợt hớt rác, bàn chải cọ, bàn hút, ống hút chân không, sào đẩy

Hóa chất xử lý nước bể bơi

Các loại hóa chất bạn cần phải có trong quá trình xử lý nước bể bơi là:

Nhóm hóa chất Clo: Sản phẩm chứa clo phổ biến dùng cho bể bơi dưới dạng bột ( clorin), viên (TCCA):   Bạn cần quan tâm đến thành phần clo có trong sản phẩm nhằm đảm bảo xác định liều lượng dùng phù hợp, tốt nhất bạn liên hệ với nhà cung cấp nhiều kinh nghiệm họ hướng dẫn bạn liều lượng, trình tự và thời gian bổ sung hóa chất nhằm tiết kiệm chi phí cho bạn và đạt hiệu quả cao

Nhóm hóa chất tăng, giảm PH: Về lý thuyết bạn sử dụng axit HCl nhằm làm giảm PH và soda, xút làm tăng PH khi PH của nước bể bơi cao hoặc thấp hơn so với mức PH chuẩn. Nhưng với những người nhiều kinh nghiệm trong xử lý nước đặc biệt là xử lý nước bể bơi, bạn không cần phải phát sinh thêm chi phí cho hóa chất tăng, giảm PH mà vẫn đảm bảo PH ở mức chuẩn 7,2 – 7,6.

Nhóm hóa chất trợ lắng

Để được hướng dẫn liều lượng, loại hóa chất bể bơi phù hợp bạn cần tính khối lượng nước trong bể bơi của bạn.

 Cách làm sạch  duy trì nước bể bơi

Để nước bể bơi luôn trong xanh, không màu, không mùi bạn cần duy trì nước bể bơi ở các chỉ tiêu sau:

+ Mức clo tự do: Luôn luôn phải đảm bảo duy trì nồng độ clo tự do nhất định nhằm đảm bảo hiệu quả tiêu diệt vi trùng, vi khuẩn, vi rút có hại và ngăn ngừa sự sinh trưởng phát triển của rêu tảo.

Kiểm tra hàm lượng clo tự do hàng ngày hoặc thường xuyên hơn trong điều kiện thời tiết nắng nóng, mật độ người bơi đông bằng bộ test nước bể bơi

+ PH: Luôn đảm bảo độ PH của nước ở mức 7,2 – 7,6.

Kiểm tra PH của nước hàng ngày hoặc thường xuyên hơn trong điều kiện thời tiết nắng, nóng hoặc mật độ người bơi đông. Sử dụng bút đo PH để kiểm tra

+ Cân bằng nước bể bơi: Bên cạnh các chỉ tiêu hàm lượng clo tự do, độ PH nước các chỉ tiêu khác cần kiểm tra và duy trì là:

Độ kiềm tổng: Kiểm tra mỗi tháng 1 lần, độ kiềm tổng nên duy trì ở mức 100 -200 ppm cho bể bơi có chất ổn định clo, 80 – 120 ppm cho bể bơi sử dụng calcium hypochlorite ( clorin), 120 -150 ppm cho bể bơi sử dụng sodium hypochlorite (Javen)

Độ cứng canxi: Kiểm tra hai hoặc ba lần trong mùa

Chất ổn định nước và tổng hàm lượng chất rắn hòa tan

Huong dan xu ly nuoc be boi