Nước có vị kim loại thường do các kim loại như sắt, mangan, kẽm, chì và đồng và có thể ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của người sử dụng. Bài viết giúp bạn tìm hiểu các nguyên nhân nào làm cho nước có vị kim loại, ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao và các phương pháp xử lý nước có vị kim loại.
Nguyên nhân nước có vị kim loại
Hàm lượng sắt cao: Nguyên nhân đầu tiên việc nước có vị kim loại là hàm lượng sắt cao trong đó. Sắt có thể đến từ nguồn nước ngầm dưới dạng sắt II hòa tan, khi tiếp xúc với không khí tạo thành kết tủa sắt III. Sắt có hàm lượng cao trong nước do chưa được xử lý hoặc được xử lý không triệt để.
Sự có mặt của các kim loại nặng khác: Sắt không phải là kim loại duy nhất có thể làm cho nước có vị kim loại. Mangan, chì, kẽm và đồng cũng có thể là nguyên nhân làm cho nước có vị kim loại.
Nước có độ PH thấp: Độ PH thấp nước có tính axit gây ăn mòn hệ thống đường ống và các thiết bị bằng kim loại làm cho các kim loại bị ăn mòn hòa tan vào nước theo thời gian.
Đường ống nước làm từ kẽm, kim loại: Hệ thống đường ống cấp nước làm từ kim loại như kẽm, thép, đồng … đã cũ do được sử dụng lâu ngày làm kim loại ăn mòn và bổ sung vào nước.
Nước có vị kim loại có ảnh hưởng đến sức khỏe không ?
Nước có vị kim loại tiềm ẩn các nguy cơ về sức khỏe. Như đã phân tích ở trên vị kim loại có thể do các kim loại nặng như sắt, mangan, chì, kẽm, đồng gây ra. Sắt có mùi kim loại mạnh, vị tanh nhưng ít ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhưng các kim loại như chì và kẽm ở nồng độ cao có thể gây ra một số ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe, đối với trẻ em có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh, người lớn bị ngộ độc chì có thể có nguy cơ cao huyết áp và suy thận. Phụ nữ có thai bị phơi nhiễm chì ở mức độ cao có thể gây sẩy thai, thai chết lưu, sinh non và sinh thiếu cân, cũng như dị tật nhỏ.
Các phương pháp xử lý nước có vị kim loại
Không nên sử dụng nước ăn uống có vị kim loại do tính độc hại của kim loại trong nước gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Dưới đây là một số phương pháp xử lý nước có vị kim loại có thể áp dụng:
Phương pháp hấp phụ than hoạt tính
Hấp phụ là phương pháp có thể áp dụng để loại bỏ kim loại nặng trong nước. Nguyên tắc của nó là hấp phụ kim loại nặng thông qua cacbon hoạt tính có lỗ rỗng ở các bề mặt va hấp phụ mạnh.
Khi than hoạt tính tiếp xúc với với nước, các hạt kim loại nặng sẽ được hấp thụ vào các khoảng trống được tạo ra của than hoạt tính. Hệ thống lọc nước bố trí nối tiếp giữa bộ lọc than hoạt tính kết hợp với bộ lọc thô và lọc tinh sẽ là thiết bị khử kim loại nặng hiệu quả, chi phí thấp và dễ sử dụng.
Phương pháp thay thế điện phân KDF
Kỹ thuật thay thế điện phân là phương pháp loại bỏ các hạt kim loại nặng trong nước bằng cách thay thế các kim loại không hoạt động bằng các kim loại hoạt động. Hợp chất đồng – kẽm tinh khiết cao (KDF) là vật liệu thay thế điện phân tốt.
Khi KDF được đưa vào nước, phản ứng vi điện hóa xảy ra. Các hạt kẽm trên hợp chất được đưa vào nước và các hạt kim loại nặng trong nước như chì, thủy ngân, đồng, … được thay thế.
Phương pháp sử dụng nhựa trao đổi ion
Nhựa trao đổi ion cation được sử dụng để trao đổi các ion kim loại nặng trong nước bằng các ion cation đã gắn sẵn trên nhựa như H+, Na+ … Các ion kim loại này sau đó được chuyển từ nhựa trao đổi ion sang chất thải của quá trình tái sinh.
Phương pháp tách màng thẩm thấu ngược RO
Màng thẩm thấu ngược RO là màng lọc có độ lọc chính xác cao nhất trong các loại màng xử lý nước. Kích thước lọc cơ bản 0,1 nanomet nên về nguyên tắc nó có thể loại bỏ tất cả các chất ô nhiễm, kể cả các kim loại nặng trong nước và tạo ra nước tinh khiết.
Tốc độ khử muối của kim loại nặng thường từ 97% trở lên. Nhưng do kích thước lọc nhỏ nên màng thẩm thấu ngược RO rất dễ bị tắc. Do đó cần thiết phải có thiết bị tiền lọc loại bỏ bớt các chất gây ô nhiễm nhằm đảm bảo hiệu quả và tuổi thọ sử dụng của màng RO.