• Nitrat là gì:

Nitrat là hợp chất không màu, không mùi vị với công thức hóa học là NO3. Nitrat là một hình thức tự nhiên của nitơ trong đất, nitơ  cần thiết đối với sự sống, nitrat được hình thành như một phần của chu kỳ nitơ trong môi trường. Nitrat hình thành khi các vi sinh vật phân hủy phân bón, phân hủy thực vật, phân hoặc tàn dư hữu cơ khác.

Nguồn hình thành phổ biến của nitrat gồm:

Phân bón

Trại chăn nuôi động vật

Nước thải đô thị và bùn

Hệ thống tự hoại..

  • Nitrat ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào:

Hàm lượng nitrat cao trong nước có thể gây ra methemoglobinemia hoặc hội chứng tím tái ở trẻ nhỏ.

Nitrit được hấp thu trong máu và hemoglobin ( các thành phần oxy trong máu) được chuyển thành methemoglobin, chất này mang oxy hiệu quả dẫn đến nguồn cung cấp oxy giảm đến tế bào quan trọng như não. Nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến tổn thương não và tử vong.

Phụ nữ mang thai, người lớn bị giảm độ axit dạ dày và những người thiếu các enzyme làm thay đổi methemoglobin trở lại hemoglobin bình thường dễ bị ảnh hưởng do methemoglobin gây ra. Triệu chứng  rõ ràng nhất là màu xanh của da đặc biệt là khu vực xung quanh mắt và miệng, các triệu chứng khác bao gồm đau đầu, chóng mặt, yếu hay khó thở.

Những người lớn khỏe mạnh có thể tiêu thụ một lượng khá lớn của nitrat với ít tác dụng sức khỏe. Trong thực tế hầu hết nitrat chúng ta tiêu thụ từ chế độ ăn uống đặc biệt từ các loại rau sống, nitrat này dễ dàng hấp thu và bài tiết trong nước tiểu. Tuy nhiên lượng kéo dài của các nitrat có liên quan đến các vấn đề dạ dày do sự hình thành của chất nitrosamine. Các hợp chất Nitrosamine đã được chứng minh là gây ưng thư ở động vật thử nghiệm.

  • Phòng chống sự ô nhiễm nguồn nước:

Việc bảo vệ nguồn cung cấp nước uống khỏi bị nhiễm bẩn là đặc biệt quan trọng. Một số biện pháp phòng ngừa cần được thực hiện:

+ Xác đinh vị trí giếng khoan phù hợp cách xa trại chăn nuôi, hệ thống tự hoại và các cơ sở lưu trữ hóa chất

+ Quản lý các nguồn có thể gây ô nhiễm nguồn nước để hạn chế sự mất nước dư thừa và các chất dinh dưỡng thực vật, tính toán lượng phân bón cho cây trồng chính xác tránh sự dư thừa để giảm thiểu ô nhiễm nước ngầm.

  • Cách xử lý nước nhiễm nitrat:

Các phương pháp chủ yếu để loại bỏ nitrat từ nước gồm:

Sử dụng hạt nhựa trao đổi ion: Hạt nhựa trao đổi ion được sử dụng là hạt anion mạnh tái sinh với muối. Quá trình khử nitrat diễn ra bằng việc nước nguồn được đẩy qua lớp nhựa anion mạnh , các anion nitrat sẽ trao đổi với anion clorua gắn lên bề mặt hạt anion từ trước, kết quả ngày càng nhiều anion nitrat gắn lên bề mặt hạt anion và anion clorua thay thế vị trí của chúng trong dung dịch nước. Khi các ion clorua trên bề mặt hạt anion đã bị thay thế hết bởi anion nitrat, lúc này lớp nhựa đã hết khả năng hoạt động nên cần tiến hành tái sinh bằng dung dịch muối

+ Dùng phương pháp khử sinh học: Sử dụng phương pháp khử sinh học để khử nitrat thường không phổ biến cho xử lý nước cấp mà thường được ứng dụng rộng rãi trong xử lý nước thải. Quá trình này loại bỏ nitrat bằng vi khuẩn trong một lò phản ứng thiếu oxy. Khử nitrat có thể sử dụng cả hai hình thức dị dưỡng và tự dưỡng vi khuẩn

+ Điện phân: Điện phân là quá trình mà các cation bán thấm ( ion tích điện dương) và anion chuyển giao trực tiếp. Nguồn nước chảy giữa các cation và anion qua miếng đệm lưu lượng được đặt giữa màng. Các miếng đệm được sử dụng để cung cấp một đường dòng chảy cho nước, hỗ trợ các lớp màng và tạo ra dòng chảy

+ Thẩm thấu ngược ( Sử dụng màng RO): Thẩm thấu ngược là quá trình để loại ion hòa tan trong nước, trong đó áp lực được sử dụng để đẩy nước chảy qua màng, một số ion hòa tan trong nước sẽ bị giữ lại tại các lớp màng lọc

thiết bị xử lý nước