Phạm vi sử dụng: Dùng cho nguồn nước mặt tại các ao hồ, sông suối không đạt tiêu chuẩn về nước dùng cho sinh hoạt, ăn uống theo QCVN01-2009/BYT và QCVN02-2009/BYT
Thông thường nước bề mặt bao gồm các thành phần sau:
Các chất hòa tan dưới dạng ion và phân tử, có nguồn gốc hữu cơ hoặc vô cơ
Các chất rắn lơ lửng trong đó có cả chất hữu cơ, vô cơ
Các vi sinh vật, vi trùng, vi rút
Nước bề mặt hiện nay đang bị ô nhiễm do các tác động từ môi trường và sản xuất công nghiệp và từ nước thải sinh hoạt. Tùy thuộc vào phân tích cụ thể nguồn nước mặt chúng tôi đưa ra thiết kế cụ thể áp dụng cho từng nguồn nước, từng địa điểm , từng thời điểm khác nhau.
Thiết bị xử lý nước mặt:
Nguyên lý vận hành
Công đoạn xử lý nước mặt sơ bộ đầu tiên:
Nước được dẫn vào qua các song chắn, lưới chắn vào các công trình thu nước , các công trình thu nước này làm nhiệm vụ loại trừ vật nổi, vật trôi lơ lửng trong dòng nước để bảo vệ các thiết bị xử lý nước mặt và nâng cao hiệu quả của các công trình xử lý. Sau đó nước được chứa tại các hồ chứa và lắng sơ bộ, mục đích của quá trình này là nhằm lắng bớt cặn lơ lửng, giảm lượng vi trùng do tác động của điều kiện môi trường, thực hiện các phản ứng oxy hóa do tác dụng của oxy hòa tan trong nước và điều hòa lưu lượng giữa dòng chảy từ nguồn vào và lưu lượng tiêu thụ do trạm bơm nước cấp cho hệ thống xử lý nước mặt.
Đối với nước trong hồ chứa, trong kênh dẫn nội đồng và ở khu vực quanh công trình thu nước sông có vận tốc dòng chảy nhỏ sẽ xử lý nước mặt sơ bộ bằng hóa chất, hóa chất xử lý nước thường dùng có thể là sunfat đồng, chất diệt rêu tảo, hoặc clorin
Công đoạn xử lý chủ yếu của hệ thống xử lý nước mặt cs 30m3/h
Nước được máy bơm hút và đẩy qua tháp cao tải, tại đây diễn ra quá trình oxy hóa mạnh mẽ sắt và mangan, nhằm nâng cao hiệu suất của các giai đoạn lắng và lọc nước sau của thiết bị xử lý nước mặt. Tại tháp cao tải đồng thời diễn ra quá trình khử khí CO2, H2S có trong nước, làm tăng PH của nước . Quá trình làm thoáng làm tăng hàm lượng oxy hòa tan trong nước, nâng cao thế oxy hóa khử của nước để thực hiện dễ dàng các quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong quá trình khử mùi và màu của nước, điều này đặc biệt quan trọng đối với nguồn nước mặt ô nhiễm , có độ màu cao.
Sản phẩm của quá trình làm thoáng là nước đã loại bỏ các ion Fe2+, Mn2+ , sau đó nước được đẩy qua các bình khuấy trộn hóa chất, hóa chất ở đây có thể là PAC, phèn nhôm nhằm làm kết dính các hạt keo lư lửng trong nước thành bông cặn có kích thước lớn hơn có thể lắng được tại các bể lắng hay bồn lắng.
Từ bể lắng nước được hệ thống máy bơm hút và đẩy qua các bình lọc áp lực, tại đây các chất gây màu, mùi, các hạt cặn lơ lửng còn sót lại trong nước sẽ được loại bỏ triệt để.
Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà hệ thống thiết bị xử lý nước mặt cs 30m3/h có thể có thêm công đoạn khử trùng. Khử trùng có thể bằng clorin ( là loại hóa chất khử trùng được sử dụng phổ biến hiện nay trong nhiều lĩnh vực xử lý nước), ozone ( hiệu quả khử trùng của ozone cao tuy nhiên chi phí thường đắt hơn so với các biện pháp khử trùng khác)
Vật liệu và hóa chất xử lý nước:
Cát và sỏi lọc thạch anh, hạt mangan, hạt filox, than hoạt tính, PAC, phèn nhôm, clorin..
Nước sau khi lọc qua thiết bị xử lý nước mặt đạt tiêu chuẩn về nước dùng cho sinh hoạt theo QCVN02-2009/BYT