Nước sinh hoạt ăn uống bị nhiễm khuẩn – Nguyên nhân , cách xử lý và  phòng ngừa nhiễm khuẩn  – Những chia sẻ của chuyên gia xử lý nước trên 15 năm kinh nghiệm của công ty xử lý nước Sao Việt

Sự hiện diện của vi khuẩn và sinh vật gây bệnh là một mối quan tâm khi xem xét sự an toàn của nước uống. Sinh vật gây bệnh có thể gây nhiễm trùng đường ruột, kiết lỵ, viêm gan, sốt thương hàn, dịch tả và các bệnh khác. Như vậy kiểm soát các vi khuẩn vi sinh vật gây bệnh là yêu cầu bắt buộc đối với các hệ thống xử lý nước phục vụ sinh hoạt ăn uống.

Nguồn nhiễm khuẩn trong nước uống

☑ Chất thải của con người và động vật là nguồn vi khuẩn chính cho nước. Những nguồn gây ô nhiễm này bao gồm nguồn nước gần các trang trại chăn nuôi hoặc khu vực lưu trữ chất thải động vật, sự rò rỉ hoặc thải ra từ bể tự hoại, các cơ sở xử lý nước thải và vi khuẩn đất, thực vật tự nhiên. Vi khuẩn từ những nguồn này có thể xâm nhập vào giếng hoặc các bể chứa không đậy kín.

☑ Ngoài ra côn trùng, động vật gặm nhấm hoặc động vật xâm nhập vào giếng là những nguồn ô nhiễm khác.

☑ Lũ lụt cũng là nguồn gây nhiễm khuẩn nước uống. Nước lũ thường có hàm lượng vi khuẩn cao và là môi trường sinh sản ưa thích của vi khuẩn.

Làm thế nào để phát hiện nước bị nhiễm khuẩn

Nhiễm trùng do vi khuẩn không thể phát hiện được bằng thị giác, khứu giác hoặc mùi vị. Cách duy nhất để biết liệu nguồn nước có bị nhiễm khuẩn hay không là phải xét nghiệm. Đối với các đơn vị cung cấp nước cần thường xuyên kiểm tra chỉ tiêu vi khuẩn coliform, tần suất kiểm tra phụ thuộc vào quy mô dân số sử dụng nguồn nước. Đối với các hộ gia đình nếu có điều kiện nên kiểm tra ít nhất bốn lần mỗi năm và sau đó ít nhất là hàng năm.

Các chỉ tiêu cần xét nghiệm khi có nghi ngờ nước bị nhiễm khuẩn hoặc xét nghiệm định kỳ, tham khảo: tại đây

Khi nào cần xét nghiệm các chỉ tiêu vi sinh của nước

+ Ít nhất một năm một lần

+ Khi mới khoan giếng

+ Giếng đã có nhưng lâu không sử dụng giờ sử dụng lại

+ Bất kỳ một thành phần nào của hệ thống xử lý nước, phân phối nước được sửa chữa như giếng, bơm, thiết bị lọc nước, đường ống, bồn chứa và bất kỳ thành phần nào khác mà nước tiếp xúc

+ Khi bị ngập bởi nước lũ hoặc dòng chảy bề mặt

+ Bất cứ khi nào nghi ngờ nước bị nhiễm khuẩn

Ảnh hưởng của việc nước sinh hoạt ăn uống bị nhiễm khuẩn đến sức khỏe con người

Nước sinh hoạt ăn uống khi bị nhiễm khuẩn sẽ gây nhiễm trùng đường ruột, kiết lỵ, viêm gan, thương hàn, dịch tả và các bệnh khác. Nhiễm trùng đường ruột và kiết lỵ có thể gây tử vong cho trẻ sơ sinh, người già và những người bị bệnh.

Tiêu chuẩn vi sinh nước dùng cho sinh hoạt ăn uống của VN theo QCVN là

Coliform tổng số (vi khuẩn/100ml): 0

E.coli hoặc coliform chịu nhiệt ( vi khuẩn/100 ml):0

Hướng dẫn cách xử lý khi nước sinh hoạt ăn uống bị nhiễm khuẩn

Khi có kết quả xét nghiệm nước sinh hoạt ăn uống bị nhiễm khuẩn xác định được sự hiện diện của vi khuẩn coliform hoặc E.coli trong nguồn nước cần thay thế bằng nguồn nước khác hoặc tiến hành khử trùng nguồn nước.

Hướng dẫn khử trùng nước sinh hoạt ăn uống: Tại đây

? Để khử trùng ngắn hạn với một lượng nhỏ nước có thể lựa chọn:

+ Đun sôi nước ít nhất 5 -10 phút để diệt vi khuẩn gây bệnh

+ Diệt khuẩn nước bằng hóa chất clormin B: https://locnuocsaoviet.com/diet-khuan-nuoc-an-uong-bang-cloramin.html

? Khử trùng hệ thống cấp nước:

Hướng dẫn khử trùng hệ thống cấp nước:

Khử trùng giếng khoan: http://locnuocsaoviet.com/khu-trung-gieng-khoan-va-duong-ong-cap-nuoc.html

Khử trùng đường ống cấp nước: https://locnuocsaoviet.com/khu-trung-duong-ong-cap-nuoc.html

Khử trùng bể chứa nước: http://locnuocsaoviet.com/lam-sach-va-khu-trung-be-chua-nuoc.html

? Xác định và loại bỏ nguồn ô nhiễm

Cố gắng tìm ra nguồn gây ô nhiễm cũng như đánh giá vị trí giếng khoan. Để đánh giá vị trí giếng khoan cần xác định

+ Vị trí giếng khoan cách bể tự hoại bao nhiêu mét hoặc bất kỳ đường cống thoát nước không kín nào không

+ Giếng khoan có nằm cách xa chuồng trại, hố phân chuồng, hoặc khu vực chăn nuôi hay không

? Kiểm tra giếng khoan

☑ Giếng khoan có vỏ kín nước không

☑ Tất cả các khớp nối trong vỏ giếng đều bị vặn, hàn đôi hay hàn kín không

☑ Vỏ bọc giếng có kéo dài ít nhất 30m so với mặt đất không …

Sau khi tìm ra và xử lý được nguồn ô nhiễm toàn bộ hệ thống nước nên được khử trùng bằng clo bột hoặc clo viên. Có thể cần nhiều hơn một lần xử lý nước giếng khoan khử trùng nước bằng clo để xử lý hiệu quả toàn bộ nguồn cung cấp nước. Sau khi khử trùng nên kiểm tra lại nồng độ clo dư trong nước bằng bộ test nước.

Trường hợp không thể xác định hoặc loại bỏ nguồn ô nhiễm vi khuẩn cần phải khử trùng liên tục nguồn nước cấp. Các phương pháp khử trùng bao gồm:

+ Khử trùng nước liên tục

+ Khử trùng nước bằng tia cực tím UV: https://locnuocsaoviet.com/khu-trung-nuoc-bang-tia-cuc-tim.html

+ Khử trùng nước bằng ozone: https://locnuocsaoviet.com/khu-trung-nuoc-bang-ozone.html

Nước sinh hoạt ăn uống bị nhiễm khuẩn là vấn đề cần được lưu tâm và xử lý ngay khi bắt đầu có dấu hiệu nhiễm khuẩn nguồn nước. Tốt nhất bạn nên liên hệ với chuyên gia tư vấn kinh nghiệm để được tư vấn hướng dẫn các bước xử lý triệt để nhằm đảm bảo chất lượng nguồn nước cho sinh hoạt ăn uống của gia đình – Hãy liên hệ ngay các chuyên gia xử lý nước trên 15 năm kinh nghiệm trong ngành xử lý nước của chúng tôi qua các số hotline: 0989.41.7777 – 0985.22.33.88

Tham khảo bài viết: Nitrit là gì – Nước nhiễm nitrit gây nguy hiểm như thế nào với sức khỏe con người

Nước chung cư bị đục đen nhiễm bẩn – Nguyên nhân do đâu

Đèn uv để khử trùng nước