Xử lý nước đục

Độ đục được giảm bằng cách loại bỏ các hạt trong nước qua nhiều công đoạn bao gồm: lọc, keo tụ tạo bông, lắng, tuyển nổi, hấp phụ. Lọc có thể bao gồm lọc thông thường, lọc cát chậm, lọc diatomit, lọc màng …

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc làm giảm độ đục trong quá trình lọc tùy thuộc vào loại công nghệ đang được sử dụng. Các yếu tố bao gồm chất lượng nguồn nước, tỷ lệ lọc, tiền xử lý hóa chất, kích thước bộ lọc, nhiệt độ nước, …

Công nghệ xử lý nước đục

Lọc thông thường và trực tiếp

Quá trình lọc thông thường bao gồm trộn hóa học, keo tụ, tạo bông, tuyển nổi, và lọc dạng hạt. Quá trình lọc trực tiếp bao gồm keo tụ tạo bông. Trong khi lọc thông thường có thể được sử dụng trên nhiều loại chất lượng nước nguồn thì lọc trực tiếp rất hạn chế đối với nguồn nước có độ đục dưới 15 NTU.

Hóa chất xử lý nước đục

Trong quá trình lọc thông thường và trực tiếp các hạt được loại bỏ bằng cách lọc hóa lý. Hóa chất tiền xử lý bằng keo tụ, điều chỉnh PH và polyme được sử dụng nhằm làm mất ổn định các hạt keo tích điện âm như đất sét, tảo, u nang và virut. Sự bất ổn định này cho phép tập hợp các hạt và được loại bỏ nhờ quá trình lắng và lọc. Phèn nhôm và phèn sắt được sử dụng như chất keo tụ chính, trong khi các cation và anion polyme cùng với polyme không ion (PAM) được sử dụng như chất hỗ trợ keo tụ.

Lọc cát chậm

Quá trình lọc cát chậm là quá trình nước chưa qua xử lý từ từ chảy bằng trọng lực qua lớp cát ngập nước, dưới cát là một lớp sỏi để hỗ trợ lọc. Mức tải thủy lực thấp hơn nhiều so với lọc nhanh và dao động từ 0,05 đến 0,4m/h. Nếu không có bước tiền xử lý lọc cát chậm chỉ thích hợp với nguồn nước thô có độ đục dưới 10NTU thậm chí dưới 5 NTU.

Lọc màng

Bốn quy trình xử lý bằng màng hiện đang được sử dụng trong ngành công nghiệp nước là: vi lọc, siêu lọc, lọc nano và thẩm thấu ngược. Việc lựa chọn loại màng thích hợp phụ thuộc vào một số các yếu tố như: đặc tính chất lượng nguồn nước, yêu cầu chất lượng nước sau xử lý, ..

Màng lọc thẩm thấu ngược: Sử dụng  áp suất cao để loại bỏ muối ra khỏi nước. Quá trình thẩm thấu ngược dựa trên sự khuếch tán của nước qua màng. Màng lọc thẩm thấu ngược ( màng RO ) được sử dụng để loại bỏ các chất rắn hòa tan như natri, clorua và nitrat.

Màng nano: Quá trình thẩm thấu ngược áp thấp cho việc loại bỏ các cation lớn hơn ví dụ như canxi, magie và phân tử hữu cơ. Màng lọc nano được sử dụng để loại bỏ các hạt trong phạm vi kích thước 0,5 – 2 nm

Màng siêu lọc: Màng áp suất thấp có tác dụng loại bỏ các chất keo nhỏ, các loại hạt và trong một số trường hợp là virut. Màng siêu lọc loại bỏ các hạt có kích thước 0,01 – 0,1 micromet

Màng vi lọc: Quá trình màng áp suất thấp được sử dụng để loại bỏ các hạt bụi, bùn, tảo, động vật nguyên sinh và vi khuẩn. Màng vi lọc loại bỏ các hạt trong phạm vi 0,1 – 10 mm.

Lọc túi và lọc cartridge

Lọc túi và lọc cartridge được sử dụng để làm giảm các hạt bao gồm cả độ đục trong nước. Đây là quá trình tách vật lý dưới áp lực nhằm loại bỏ các hạt lớn hơn 1 micron. Túi lọc với vật liệu bằng vải dệt được đặt trong cột áp, khi nước chảy từ bên trong túi ra ngoài chất gây ô nhiễm được loại ra khỏi nước. Túi lọc thường có kích thước lọc từ 1 -40 micromet. Lọc cartridge có kích thước lọc từ 0,2 – 80 micromet với các loại lõi lọc PP, lõi lọc sợi quấn, lõi lọc xác khuẩn.

Cả túi lọc và lõi lọc đều hạn chế về công suất lọc nên chỉ phù hợp đối với hệ thống xử lý nước nhỏ như hệ thống lọc sơ cấp. Gần đây túi lọc và hộp lọc đã được sử dụng trong các hệ thống lớn như quá trình lọc thức cấp sau lọc sơ cấp để loại bỏ các chất gây ô nhiễm bổ sung

loc nuoc gieng khoan