• Nguyên nhân của cặn bám trên bề mặt thiết bị làm mát:

Cặn bám là do các khoáng chất trong nước tạo thành lớp cặn bám trên bề mặt của thiết bị. Các khoáng chất gây cặn bám phổ biến nhất là ion canxi, magie, cacbonat, và bicacbonat. Canxi thường xuất hiện nhiều hơn trong nước ngọt, trong khi magie lại nhiều hơn trong nước biển. Vì vậy việc xem xét thành phần chất lượng nước là cần thiết để lựa chọn phương pháp xử lý nước phù hợp.

Cặn bám dẫn đến giảm hiệu suất truyền nhiệt do việc hình thành lớp cặn trên bề mặt truyền nhiệt, giảm lưu lượng nước, gây tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ các van, ống dẫn và bộ trao đổi nhiệt.

Độ cứng được coi là nguyên nhân chính của việc hình thành cặn bám, với hiệu ứng dây chuyền kết nối với các yếu tố nguyên tác khác như sự bốc hơi, độ kiềm,  độ PH, tổng chất rắn hòa tan và nhiệt độ môi trường mà ảnh hưởng đến tỷ lệ cặn bám hình thành.

Sự bay hơi làm cho nồng độ các muối còn lại trong nước càng trở nên cao hơn và kết quả là sự gia tăng của tổng số chất hòa tan. Các yếu tố khác gây ra cặn là sự hòa tan của các ion canxi, magie và phân hủy bicacbonat.

Việc kiểm soát cặn bám tối ưu cho hệ thống làm mát phụ thuộc vào:

+ Thành phần nước: Nồng độ các khoáng chất có trong nước

+ Thông số hoạt động của tháp làm mát

+ Chu kỳ hoạt động của tháp làm mát

  • Phòng chống sự hình thành cặn bám

+ Loại bỏ các khoáng chất hình thành nên cặn bằng quá trình làm mềm nước

+ Hạn chế nồng độ khoáng chất cao hình thành nên cặn bằng quá trình tháo bớt nước, thay nước mới

+ Sử dụng các chất ức chế hình thành cáu cặn

+ Liệu pháp sử dụng axit để tăng độ tan của các muối hình thành cặn bám

+ Sử dụng phương pháp vật lý để loại bỏ các khoáng chất hình thành cặn và ngăn chặn sự lắng đọng của các cặn cứng

  • Xử lý nước cho tháp làm mát bằng phương pháp hóa học

Hóa chất được sử dụng để ngăn chặn sự hình thành cặn bám trong tháp làm mát. Ngoài chất ức chế cặn bám, làm mềm và axit được sử dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động,

+ Ức chế hình thành cặn bám

Có 2 loại hóa chất ức chế cặn bám là hóa chất ức chế cặn bám và hóa chất điều trị xử lý cặn bám. Hóa chất ức chế cặn bám ngăn chặn hình thành cặn bám bằng cách giữ các khoáng chất hình thành cặn bám bằng cách phân tán các kết tủa vì vậy cặn bám không thể hình thành

+ Làm mềm nước bằng vôi: Phương pháp làm mềm nước bằng vôi nóng hoặc lạnh có thể được sử dụng để làm giảm độ cứng của  nước nguồn, nước có độ kiềm bicacbonat cao.

+ Kiểm soát độ PH: Làm giảm độ PH, độ kiềm của nước trong hệ thống làm mát bằng axit là một cách làm hiệu quả đơn giản, làm giảm chi phí để giảm việc hình thành cặn bám từ canxi cacbonat, canxi photphat. Độ tan của các khoáng chất tăng lên khi độ PH kiềm giảm. Tuy nhiên canxi sunfat không thể kiểm soát một cách hiệu quả bằng cách thêm axit bởi vì độ hòa tan của muối  này gần như độc lập với độ PH

Tiềm năng việc hình thành cáu cặn được giảm thiểu trong môi trường axit, tuy nhiên cùng với việc làm giảm độ PH có thể làm tăng sự ăn mòn do nước gây ra cũng như tăng khả năng hòa tan của canxi cùng giảm hiệu quả của chất ức chế ăn mòn. Vì vậy kiểm soát độ PH thích hợp là cần thiết để cung cấp môi trường phù hợp với chất ức chế sự hình thành cặn bám và chất ức chế ăn mòn làm việc hiệu quả

+ Nhựa trao đổi ion: Nhựa trao đổi ion là một quá trình làm mềm được sử dụng phổ biến hiện nay do tính ưu việt của nó cùng với việc vận hành đơn giản, dễ dàng. Đối với làm mềm nước, trao đổi ion là quá trình loại bỏ canxi và magie bằng cách thay thế chúng với một số lượng tương đương của các ion natri . Các ion natri sẽ thay thế vị trí của ion canxi và magie trong nước tạo thành các muối hòa tan cao, không gây kết tủa và hình thành cặn bám

Ở bài viết sau chúng tôi sẽ đề cập đến xử lý nước cho tháp làm mát bằng hệ thống lọc nước

xu ly nuoc cho thap giai nhiet