Vấn đề đối với hệ thống trao đổi ion

Một hệ thống trao đổi ion hoạt động tốt cung cấp chất lượng nước tốt đạt mục đích, tuy nhiên khi hệ thống có vấn đề kéo theo chất lượng nước không đạt, tốn kèm năng lượng tái sinh.. Vì vậy cần phải kiểm tra và phát hiện các vấn đề có thể xảy ra đối với hệ thống trao đổi ion nhằm có hướng xử lý phù hợp.

Vấn đề hoạt động

Những thay đổi về chất lượng nước thô có tác động đáng kể  đến thời gian hoạt động và chất lượng nước sau xử lý. Mặc dù hầu hết nước cấp có chất lượng ổn định nhưng sự gia tăng 10% độ cứng của nước cần làm mềm sẽ làm giảm khoảng 10% thời gian hoạt động, sự gia tăng tỷ lệ natri trong tổng cation là nguyên nhân làm tăng lượng natri rò rỉ từ một hệ thống khử khoáng.

Ngoài ra các nguyên nhân khác gây ra vấn đề cho hoạt động của hệ thống như:

+ Tái sinh nhựa trao đổi ion không đúng như dòng chảy không chính xác, thời gian, nồng độ tái sinh không đúng hướng dẫn của nhà sản xuất

+ Nhựa trao đổi ion bị bẩn hoặc hỏng bị gây ra bởi chất lượng tái sinh kém

+ Không loại bỏ được silic từ nhựa trong đó có thể là kết quả của nhiệt độ nồng độ tái sinh thấp.

+ Các chất gây ô nhiễm vượt quá trong nhựa làm cho nhựa không còn khả năng trao đổi ion.

Nhựa trao đổi ion bị ô nhiễm

Nhựa trao đổi ion bị ô nhiễm là nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng nước sau xử lý không đạt yêu cầu. Các nguyên nhân làm cho nhựa bị ô nhiễm là:

Sắt và mangan, nhôm, độ cứng kết tủa, dầu ..: Sắt có thể tồn tại trong môi trường nước dưới dạng muối vô cơ hoặc sắt như một phức hợp hữu cơ.

Vấn đề vi sinh: Vi sinh có thể phát triển quá mức trong nhựa, sự phát triển của vi sinh vật có thể làm cho làm cho áp lực nước sụt giảm quá mức, vì vậy cần đảm bảo một dòng chảy liên tục của nước tuần hoàn để giảm thiểu, trong các điều kiện phù hợp cần khử trùng nhựa trao đổi ion.

Tắc nghẽn silic: Sự tắc nghẽn silica có thể xảy ra trong các loại anion bazo mạnh nếu nhiệt độ của dung dịch tái sinh thấp hoặc trong các loại nhựa bazo yếu nếu nước từ các cột chứa nhựa SBA sử dụng để tái sinh nhựa WBA chứa quá nhiều silica.

Quá trình oxy hóa: Các chất oxy hóa chẳng hạn như clorin làm suy giảm chất lượng cả nhựa cation và anion. Oxy hóa tấn công các liên kết chéo divinylbenzen trong nhựa cation làm giảm sức mạnh tổng thể của các hạt nhựa. Khi tiếp tục nhựa cation bắt đầu mất đi dạng hình cầu, điều này làm giảm áp lực trên nhựa và dẫn đến làm giảm năng lực trao đổi ion.

Trong trường hợp nước thô có chứa clo, nhựa anion không bị ảnh hưởng trực tiếp vì clo được hấp thụ bởi các loại nhựa cation. Tuy nhiên các loại nhựa anion bazo mạnh sẽ giảm hiệu quả đáng kể do sự suy thoái từ quá trình oxy hóa nhựa cation.

Vì vậy nếu clo hiện diện trong nước thô nó phải được loại bỏ trước khi trao đổi ion

IMG_2706