Tổng chất rắn hòa tan

Tổng chất rắn hòa tan TDS bao gồm các muối vô cơ và  một lượng nhỏ các chất hữu cơ được hòa tan trong nước. Các thành phần chủ yếu thường là các cation canxi, magie, natri, ka li và các anion cacbonat, bicarbonate, clorua, sulfat, nitrat ( trong nước ngầm)

Đơn vị đo của tổng chất rắn hòa tan là mg/l hoặc ppm.

Nguồn hình thành tổng chất rắn hòa tan trong nước

Một số chất rắn hòa tan đến từ các nguồn hữu cơ như lá, bùn, sinh vật phù du và chất thải công nghiệp và nước thải. Các nguồn khác đến từ dòng chảy từ các khu đô thị,, phân bón và thuốc trừ sâu sử dụng trong nông nghiệp. Các chất rắn không hòa tan cũng đến từ các vật liệu vô cơ như đá, không khí cũng có thể chứa canxi cacbonat, nito, phốt pho, sắt, lưu huỳnh và các khoáng chất khác. Ngoài ra nước cũng có thể nhận các kim loại như chì hoặc đồng khi đi qua ống sử dụng để phân phối nước cho người dùng.

Sử dụng bút đo TDS để đo tổng chất rắn hòa tan trong nước

Ảnh hưởng của tổng chất rắn hòa tan TDS trong nước

+ Ảnh hưởng đến mùi vị của nước và đồ uống. Tùy thuộc vào số lượng và sự kết hợp của các thành phần hòa tan nước có thể mang tính kiềm ( làm cho các sản phẩm từ nước như bia, rượu có thể bị cay hoặc đắng), nước có thể có vị mặn hoặc vị kim loại

+ Độ cứng thường là bộ phận của TDS có thể tạo ra cáu cặn trong các thiết bị làm nóng như nồi hơi, thiết bị làm mát như tháp giải nhiệt..

+ Với nước đá có thể dễ bị tan chảy nhanh hơn, đá đục

+ TDS cao có thể làm cho nước trà đá bị đục sau khi pha

Cách giảm TDS trong nước

Có 3 phương pháp phổ biến để loại bỏ hoặc giảm TDS trong nước là: Chưng cất, thẩm thấu ngược,khử ion.

Chưng cất: Chưng cất là một trong những hình thức hiệu quả nhất để xử lý, nước được chuyển thành hơi nước sau đó được cô đọng lại thành dạng lỏng. Hầu hết các chất gây ô nhiễm bị bỏ lại trong buồng sôi, nước ngưng tụ hầu như không còn chất gây ô nhiễm.

Thẩm thấu ngược RO: Thẩm thấu  ngược là một quá trình tách sử dụng áp lực để buộc một dung môi đi qua màng mà vẫn giữ được chất tan ở một bên và cho phép các dung môi tinh khiết vượt quá. Màng thẩm thấu ngược RO có lớp rào cản dày đặc trong ma trận polymer. Màng RO chỉ cho nước đi qua lớp màng trong khi giữ lại các chất hòa tan. Quá trình này đòi hỏi áp suất cao thường là 30 – 250 psi đối với nước ngọt và nước lợ và 600 – 1000 psi đối với nước biển

Khử ion: Khử ion bằng nhựa trao đổi ion hoặc khử ion bằng điện ( EDI)

Khử ion bằng nhựa trao đổi ion: Nước được đi qua 2 cột chứa hạt cation và anion hoặc qua cột chứa hạt mixbed

Khử ion bằng điện (EDI): Nước được thông qua giữa một điện cực dương và một điện cực âm. Công nghệ ion màng chọn lọc cho phép các ion dương tách ra đến điện cực âm và ion âm về phía điện cực dương. Nước sau khi qua thiết bị khử ion bằng điện có độ tinh khiết cao.

 thiet bi loc nuoc tinh khiet