Sốc clo khử trùng cho hệ thống nước sinh hoạt ăn uống

Hệ thống nước sinh hoạt ăn uống có thể ô nhiễm vi khuẩn bất cứ lúc nào. Vì vậy một hệ thống nước sinh hoạt ăn uống nên được xét nghiệm coliform, E.coli :

+ Ít nhất mỗi năm một lần

+ Khi giếng khoan mới được đưa vào sử dụng

+ Bất cứ lúc nào khi hệ thống nước được sửa chữa

+ Khi bị ngập bởi nước lũ hoặc dòng chảy bề mặt

+ Bất cứ khi nào nghi ngờ hệ thống nước bị nhiễm khuẩn

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy nhiễm khuẩn coliform, E.coli đang xảy ra cần thiết phải tiến hành shock clo hệ thống nước. Việc cần thiết phải tiến hành là ngăn ngừa sự xâm nhập của các chất gây ô nhiễm, tìm và loại bỏ các chất gây ô nhiễm. Nếu nhiễm khuẩn là định kỳ, quá trình khử trùng bằng clo liên tục, ozon hóa, sử dụng tia cực tím là cần thiết.

Khử trùng hệ thống nước ăn uống bằng sốc clo

Sốc clo là việc bổ sung dung dịch clo mạnh vào toàn bộ hệ thống phân phối nước ( giếng, máy bơm, đường ống phân phối, bể chứa nước ). Sốc clo là phương pháp điều trị hiệu quả để loại bỏ vi khuẩn trong nguồn nước. Ngoài ra đây là cách hiệu quả để loại bỏ các vi khuẩn sắt, mangan, lưu huỳnh. Sốc clo được khuyến cáo nên thực hiện khi:

+ Sau khi hoàn thành giếng mới

+ Bất cứ lúc nào hệ thống phân phối nước được mở ra để sửa chữa hoặc bảo dưỡng

+ Sau ô nhiễm có thể do nước lũ hoặc dòng chảy bề mặt

+ Dùng để xử lý vi khuẩn coliform, E.coli .

Quy trình sốc clo hệ thống nước sinh hoạt ăn uống như sau

Bước 1: Xác định đường kính của giếng khoan

Bước 2: Xác định khối lượng nước cho mỗi giếng

Bước 3: Ước lượng khối lượng trong hệ thống phân phối gồm bồn chứa, bình áp lực, đường ống phân phối nước

Bước 4: Xác định lượng và loại clo cần thiết sử dụng: Bạn nên hỏi nhà cung cấp để được tư vấn kỹ càng về loại clo và nồng độ clo sử dụng. Xem thêm các loại clo tại đây: clorin

Khi clo được thêm vào nước nó sẽ phản ứng với một số thành phần trong nước bao gồm sắt, mangan, lưu huỳnh, vi sinh vật,… Các thành phần làm tiêu hao một lượng clo nhất định, lượng clo còn dư sẵn sàng để khử trùng được gọi là clo tự do. Để xác định được lượng clo cần thiết phải trên cơ sở tính toán lượng clo vừa đảm bảo phản ứng với các thành phần trong nước vừa còn lượng clo đủ để bất hoạt các vi khuẩn, vi sinh vật gây ô nhiễm nước.

Sử dụng bộ test kiểm tra để đo lượng clo tự do.

Bước 5: Hòa clo vào xô bằng nhựa chứa nước sau đó thêm vào giếng và hệ thống phân phối.

Đổ dung dịch clo vào giếng, luồn ống vào vòi nước hoặc vòi nước gần giếng và chạy nước qua vòi và trở lại vào giếng, điều này giúp trộn dung dịch clo và nước giếng triệt để. Tái tuần hoàn nước cho đến khi có nhiều mùi clo trong ít nhất năm phút.

Sau khi clo đã bổ sung vào giếng, di chuyển xung quanh hệ thống phân phối nước và mở vòi cho đến khi nhiều mùi clo và đóng vòi.

Bước 6: Để clo khử trùng trong hệ thống, hiệu quả khử trùng của clo phụ thuộc và thời gian clo tiếp xúc với hệ thống nước, để đủ thời gian tiếp xúc nên kéo dài thời gian trong ít nhất 2 -3 giờ.

Bước 7: Rửa bằng nước sạch toàn bộ hệ thống để loại bỏ clo. Cho nước chảy ra mỗi vòi nước cho đến khi hết mùi cloclo khu trung