Quy trình xử lý nước giếng khoan

Quy trình xử lý nước giếng khoan bắt đầu từ quá trình làm thoáng, clo hóa sơ bộ, khuấy trộn hóa chất, keo tụ tạo bông, lắng, lọc và khử trùng nước trước khi cấp đến người sử dụng.

Chất lượng nước giếng khoan phụ thuộc vào nguồn gốc của nước, cấu trúc địa tầng khu vực và chiều sâu của giếng. Nước giếng khoan được chia thành 2 loại: Nước giếng khoan hiếu khí (có oxy) và nước giếng khoan yếm khí ( không có oxy). Nước giếng khoan hiếu khí thường có chất lượng tốt, thường không có các chất cần xử lý như H2S, CH4, NH4 …

Nước giếng khoan yếm khí do không có oxy nên thường tồn tại các kim loại nặng như sắt, mangan … dưới dạng hòa tan hay các chất khí như khí metan, khí hydro sunfua …

Chính vì những đặc điểm như vậy nên quy trình xử lý nước giếng khoan thường bắt đầu bằng quá trình làm thoáng

Làm thoáng trong xử lý nước giếng khoan là quá trình bổ sung oxy vào nước nhằm oxy hóa các kim loại hòa tan trong nước như sắt, mangan .. đồng thời khử khí hydro sunfua, khí cacbonic có trong nước góp phần làm tăng PH của nước

Clo hóa sơn bộ: Clo hóa sơ bộ là quá trình cho clo vào nước trước bể lắng và bể lọc. Bổ sung clo giúp khử trùng nguồn nước bị nhiễm khuẩn nặng, oxy hóa sắt hòa tan ở dạng hợp chất hữu cơ, oxy hóa mangan để tạo thành kết tủa, oxy hóa các chất hữu cơ để khử màu, trung hòa ammoniac tạo thành cloramin có tác dụng diệt khuẩn.

Keo tụ tạo bông: Mục đích của quá trình keo tụ tạo bông là kết dính các hạt ở dạng hòa tan lơ lửng thành các bông cặn có kích thước lớn hơn có khả năng lắng trong các bể lắng và dính kết trên bề mặt của các lớp vật liệu lọc.

Lắng: Lắng là quá trình làm giảm hàm lượng cặn lơ lửng trong nước nguồn bằng các phương pháp: Lắng trọng lực, lắng bằng lực ly tâm, lắng bằng lực đẩy nổi do các bọt khí dính bám vào hạt cặn.

Lọc: Lọc là quá trình giữ lại các hạt cặn lơ lửng trong nước có kích thước lớn hơn kích thước lỗ rỗng giữa các hạt vật liệu lọc đồng thời giữ lại các hạt keo sắt, keo hữu cơ gây ra độ đục và độ mục có kích thước bé hơn kích thước lỗ lọc nhưng có khả năng kết dính và hấp thụ trên bề mặt các lớp vật liệu lọc.

Về cơ bản có thể phân loại quá trình thành 3 loại: Lọc chậm, lọc nhanh trọng lực và lọc ngược thẩm thấu.

Khử trùng nước: Là công đoạn cuối của quy trình xử lý nước giếng khoan. Khử trùng nước có tác dụng bất hoạt các vi sinh vật gây bệnh, vi trùng, vi rút gây bệnh … trước khi đưa nước vào hệ thống phân phối đến người sử dụng. Nhiều phương pháp để khử trùng nước như: Khử trùng nước bằng tia UV, khử trùng nước bằng ozone, khử trùng nước bằng clo. Khử trùng nước bằng clo là phương pháp thường được sử dụng nhiều nhất

xu ly nuoc gieng khoan

Xem thêm: Xử lý nước sông cho sản xuất

Xử lý nước sinh hoạt ăn uống