Nước dùng cho sinh hoạt ăn uống phải đạt các tiêu chuẩn theo QCVN01- 2009/BYT và QVN02-2009/BYT. Vì vậy cần tiến hành xử lý nước trước khi phân phối cho người sử dụng hoặc bộ phận sử dụng. Việc lựa chọn nguồn nước xử lý phục thuộc vào nhiều yếu tố:

Về số lượng: Nguồn nước có khả năng cấp đủ lượng nước cần thiết trong tất cả mọi tình huống hay không. Ở các vùn có lượng mưa thay đổi lớn cần phải bố trí chứa nước ở các hồ trong mùa mưa để dự trữ nước cấp cho mùa khô

Chất lượng nước: Chất lượng nước tự nhiên có thể thay đổi theo mùa, khí hậu với nguồn nước mặt, đối với nước ngầm chất lượng có thể thay đổi theo những thay đổi của cấu trúc đất

Về mặt kinh tế: Cần phải so sánh giá thành đầu tư và chi phí vận hành đối với mỗi nguồn nước, tính có sẵn, tính dễ dàng có thể xử lý được đồng thời đảm bảo số lượng và chất lượng nước cung cấp, dự trữ và vận chuyển nước thô, xử lý nước, dự trữ và vận chuyển nước đã xử lý.

Nguồn nước sinh hoạt cần xử lý loại bỏ các nguồn ô nhiễm sau:

+ Nhiễm bẩn sinh học

Vi khuẩn và virut: Các vi khuẩn là chất chỉ thị sự ô nhiễm, phân, thải ra cống rãnh .. được đưa ra môi trường dù đã qua xử lý hay chưa, Các vi khuẩn này biểu hiện khả năng nhiễm bẩn bởi các vi khuẩn hoặc virut gây bệnh cho con người. Sự phát triển các mầm bệnh không có ích có thể tạo ra vấn đề nghiêm tọng trong mạng phân phối nước: tiêu thụ oxy hòa tan, ăn mòn, xuất hiện mùi hôi

Các loại vi sinh sinh khác nhau: thực vật và động vật nổi: Nước mặt chứa nhiều chất hữu cơ tạo thành lớp thực vật và động vật nổi, điều này góp phần làm cho nước có vị xấu, mùi hôi, một số gây bệnh cho người

+Tạp chất vô cơ: Một số tạp chất có ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước về mặt thẩm mỹ hoặc gây ra các tác động trong mạng phân phối.

Độ đục: Đây là tham số đầu tiên mà người dùng có thể nhận biết do mầu sắc của nó. Độ đục quá lớn sẽ tạo nên cặn, nên cần phải xử lý nước bị đục  bằng sử dụng hóa chất PAC, phèn nhôm vì một số lý do:

Cho phép hiệu quả khử trùng tốt

Loại bỏ tất cả ô nhiễm hấp phụ trên huyền pù

Tránh sự lắng đọng trong hệ thống phân phối nước

Màu sắc: Màu sắc của nước gây nên do một số tạp chất muối khoáng như sắt hoặc do một số chất hữu cơ axit humic, fulvic vì vậy cần loại bỏ màu cũng như đồng thời loại bỏ một số chất hữu cơ không mong muốn.

Tính khoáng hóa: Độ kiềm và độ cứng tham gia vào phản ứng cân bằng canxi cacbonat của nước cùng với độ PH và axit cacbonic hòa tan. Để tránh gây sự đóng cặn hoặc ăn mòn hệ thông đường ống cần cân bằng các chất này.

Một lượng lớn sunfat có tác dụng đến mùi vị của nước và có thể gây bệnh đường ruột, một số lượng lớn của clorua cũng gây nên mùi lạ cho nước và ăn mòn đường ống

Sắt và mangan: Sắt và managan tạo ra màu sắc cho nước và là nguồn gốc của sự lắng đọng ăn mòn trong đường ống, chúng tạo mùi tanh cho nước

Khí hòa tan: Khí H2S là chất yếm khí làm cho nước có mùi hôi nên cần phải loại bỏ

Amoni: Không gây hiệu ứng đáng kể cho sức khỏa người dùng nhưng sự có mặt của nó trong nước là dấu hiệu hco thấy sự ô nhiễm. Với nước ngầm sự có mặt của amoni có thể ở trạng thái cân bằng do điều kiện yếm khí. Xử lý nước nhiễm amoni là điều cần thiết vì đây là nguồn dinh dưỡng cho một số vi khẩu sinh trưởng trong hệ thống đường ống

+ Các tạp chất có hại cho sức khỏe

Các kim loại nặng như cadimi, crom, thủy ngân, asen phải được loại bỏ ra khỏi nước. Ngoài ra các tạp chất hữu cơ và các hợp chất halogen cũng cần được quan tâm trong xử lý nước

 loc nuoc gieng khoan