Các tạp chất có trong nước ảnh hưởng đến hiệu quả, độ chính xác của các phân tích thí nghiệm là:

+ Các hạt cặn lơ lửng trong nước:

+ Chất vô cơ hòa tan ( chất rắn, khí)

+ Chất hữu cơ hòa tan

+ Vi sinh vật

+ Chất gây sốt

Dưới đây là các phương pháp lọc nước dùng cho phòng thí nghiệm. Để đạt nước đạt tiêu chuẩn cho phòng thí nghiệm thường phải kết hợp một số các phương pháp khác nhau

  • Chưng cất

Chưng cất là phương pháp tốt nhất được biết đến để lọc nước, trong đó nước được đun nóng đển điểm sôi. Chưng cất là một quá trình chậm,nước phải được lưu trữ cho đến khi sử dụng. Trong quá trình lưu trữ, ô nhiễm có thể xảy ra bất cứ khi nào khi các bồn chứa có sự thẩm thấu của các khoáng chất hoặc các hợp chất từ bồn chứa và sản phẩm chưng cất.

Chưng cất sử dụng năng lượng thường xuyên gây tốn kém thời gian, công sức và tốn kém chi phí để duy trì.

Thiết kế hệ thống chưng cất không phù hợp có thể dẫn đến hiệu suất khong đủ, nước không đạt chất lượng và có thể bị tái nhiễm các tạp chất

  • Lọc

Công nghệ lọc bao gồm lọc ngược thẩm thấu, lọc nano, siêu lọc, vi lọc và lọc cơ học. Lọc là quá trình được sử dụng để tiền xử lý nước trước khi nó được tiếp tục xử lý ở các công đoạn sau.

Bộ lọc được thiết kế để loại bỏ các hạt trên đánh giá  kích thước lỗ lọc của các bộ lọc phù hợp với hiệu quả các bộ lọc và thường được sử dụng tại các điểm khác nhau trong hệ thống để loại bỏ vi khuẩn hoặc các hạt khác.

Tùy thuộc vào vị trí trong hệ thống xử lý nước,  kích thước lọc được lựa chọn phù hợp, chẳng hạn như kích thước lọc 10 , 25 micron là phù hợp trong giai đoạn tiền xử lý nhưng các kích thước lọc như 0,45 micron đến 0,2 micron là phù hợp cho các giai đoạn cuối và các điểm phân chia.

Sử dụng phương pháp lọc là hiệu quả nhưng dễ dàng gây tắc.

Phương pháp siêu lọc ( lọc UF) là khả năng loại bỏ độc tố do vi khuẩn mà có thể ảnh hưởng đến các mô và quy trình nuôi cấy tế bào, nhưng nó không thể loại bỏ các hợp chất hòa tan trong nước.

Thẩm thấu ngược RO là quá trình lọc đa năng nhất, phụ thuộc vào độ tinh khiết của nước cấp và hiệu quả của màng lọc. Màng RO có thể loại bỏ vi khuẩn, chất gây sốt, vô cơ và một số chất rắn hữu cơ nhưng không loại bỏ hiệu quả khí hòa tan. Quá trình lọc RO là quá trình chậm do đó luôn cần bồn chứa nước để dự trữ và phân phối nước.

Màng RO đòi hỏi quá trình tiền xử lý nước cấp để tránh làm hư hỏng màng RO.

Xử lý bằng màng RO là quá trình xử lý hiệu quả, khi kết hợp với công đoạn tiền xử lý như lọc cơ học, lọc hấp thụ và quá trình oxy hóa khử trùng UV được ứng dụng trong xử lý nước cho nhiều lĩnh vực và là bước đệm hết sức quan trọng cho công đoạn khử ion sau cùng

  • Khử ion

Khử ion trong nước hay còn gọi là khử khoáng nước là quá trình loại bỏ các ion trong nước cấp bằng phương pháp trao đổi ion hoặc sử dụng thiết bị khử ion điện tử EDI. Khử ion là công nghệ duy nhất để tạo ra nước có điện trở cao và độ dẫn điện thấp .

Nhựa trao đổi ion cation và anion được pha trộn với nhau để sử dụng trong phòng thí nghiệm cho hệ thống khử ion hoàn chỉnh. Cột chứa nhựa trao đổi ion hỗn hợp chỉ có khả năng loại bỏ các ion không loại bỏ được các hạt, chất gây sốt hoặc vi khuẩn và có hiệu quả rất hạn chế với rất nhiều chất hữu cơ.

Chất lượng và độ tinh khiết của nhựa trao đổi ion cần đặc biệt quan tâm.

Để cột nhựa trao đổi ion hỗn hợp hoạt động hiệu quả cần kết hợp với các công đoạn tiền xử lý trước và màng RO

  • Hấp thụ

Hấp phụ được sử dụng để loại bỏ clo và cloramine từ nước cấp thông qua diện tích bề mặt than hoạt tính cao, nếu đúng kích cỡ và lựa chọn thích hợp cũng có thể làm giảm hiệu quả các chất hữu cơ. Hấp phụ có thể được kết hợp với các phương pháp để đạt điện trở suất cao và TOC thấp.

  • Oxy hóa bằng đèn UV

Quá trình oxy hóa với ánh sáng cực tím có thể loại bỏ các chất hữu cơ tại bước sóng 185 nm và bất hoạt các vi sinh vật ở quá trình oxy hóa các chất hữu cơ ở bước sóng 254nm

he thong nuoc san xuat dien tu