Loại bỏ các chất gây ô nhiễm sinh học trong nước

Các chất gây ô nhiễm sinh học bao gồm các vi khuẩn, virut, vi sinh vật … có trong nước có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Vì vậy cần thiết phải loại bỏ các chất gây ô nhiễm sinh học trong nước.

Thực chất của việc loại bỏ các chất gây ô nhiễm sinh học trong nước là thực hiện quá trình khử trùng. Khử trùng được thực hiện trong nước sinh hoạt ăn uống, khử trùng cho nước bể bơi và khử trùng nước thải.

Ngoài ra quá trình khử trùng còn được thực hiện cho bể chứa nước, đường ống nước.

Khử trùng để đạt được hiệu quả tốt nhất là phải duy trì được một lượng dư của chất khử trùng trong hệ thống phân phối. Chất khử trùng còn lại sẽ hạn chế sự phát triển của các sinh vật trong hệ thống và cho phép khả năng bảo vệ chống lại ô nhiễm từ bên ngoài. Sự biến mất của chất khử trùng còn lại là một dấu hiệu của vấn đề trong quá trình xử lý.

Loại bỏ ô nhiễm sinh học trong nước bằng Clo

Clo hóa là phương pháp khử trùng phổ biến nhất. Với ưu thế là khả năng khử trùng còn được duy trì cùng với hiệu quả khử trùng dễ dàng kiểm tra được. Các sản phẩm clo được sử dụng phổ biến là: Clorin ( Clo dạng bột, hạt), clo dạng viên (TCCA 90%), khí clo, cloramin, javen.

Việc sử dụng loại sản phẩm clo nào còn tùy thuộc vào việc dùng để khử trùng nước cho mục đích gì: sinh hoạt ăn uống, bể bơi, đài phun nước, nước thải. Đó là do clo làm giảm nồng độ vi khuẩn nhưng nó cũng phản ứng với các tạp chất hữu cơ khác có trong nước tạo ra các sản phẩm mà một số có thể là chất gây ung thư. Vì vậy trước khi lựa chọn sản phẩm khử trùng nước bằng clo bạn nên được tư vấn của nhà cung cấp.

Các nhược điểm khác của clo trong xử lý nước là:

+ Vì clo là chất oxy hóa mạnh nên khi bổ sung vào nước có thể xảy ra phản ứng oxy hóa các kim loại như sắt, mangan … làm cho nước đổi màu

+ Cần thời gian để theo dõi và đảm bảo duy trì nồng độ còn lại thích hợp

+ Thực hiện kém trong việc làm giảm virut như viêm gan A … và động vật nguyên sinh như cryptospridia và Giardia.

Loại bỏ ô nhiễm sinh học trong nước bằng tia cực tím UV

Nước bị ô nhiễm được tiếp xúc với ánh sáng cực tím, ánh sáng cực tím UV sẽ thâm nhập vào các tế bào của cơ thể sinh vật và phá vỡ vật liệu di truyền của sinh vật qua đó làm suy yếu cơ thể. Đèn diệt khuẩn UV được sử dụng để tạo ra các bức xạ tạo ra ánh sáng tia cực tím. Phạm vi bước sóng UV tối ưu để tiêu diệt vi khuẩn là trong khoảng 250 nm và 270 nm.

Việc sử dụng ánh sáng tia cực tím để khử trùng nước được sử dụng phổ biến trong xử lý nước đặc biệt nước dùng cho ăn uống do không  tạo ra các chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người nên nó là an toàn cho sinh hoạt ăn uống. Ưu điểm của việc sử dụng tia cực tím là không sử dụng bất kỳ hóa chất nào và hiệu quả trong việc làm suy yếu cryptosporidium ( loại ký sinh trùng rất nhỏ gây nhiễm trùng đường ruột ). Nhược điểm của nó là không còn sót lại lượng chất khử trùng nên nước dễ bị nhiễm khuẩn trở lại nếu quá trình phân phối dài và sử dụng không đúng cách.

Loại bỏ ô nhiễm sinh hoạt trong nước bằng ozone

Ozone là chất không mùi và là chất khí không ổn định với thời gian tồn tại ngắn. Chính vì vậy ozone thường được tạo ra bởi máy ozone và được bố trí lắp đặt gần nhất nơi sử dụng. Ozone đem lại hiệu quả khử trùng cao nhưng tốn kém so với các hình thức khử trùng khác. Nhược điểm của sử dụng ozone khử trùng là không duy trì nồng độ chất khử trùng trong nước.

viên clo 20g