Khử trùng nước bể bơi là công việc cần phải thực hiện hàng ngày đối với bể bơi nhằm loại bỏ các vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh trong nước có thể lây truyền từ người này sang người khác, cũng như duy trì chất lượng nước tránh sự hình thành của rêu tảo. Có nhiều cách để khử trùng bể bơi, việc lựa chọn hình thức khử trùng phụ thuộc vào:

+ Khả năng tương thích với nguồn cung cấp nước ngồn

+ Loại và kích thước của bể bơi

+ Mật độ bơi

+ Chi phí

+ Hoạt động thực hiện, giám sát và quản lý

Hiện nay phổ biến sử dụng hợp chất của clo là clorin ( calcium hypochlorite), và TCCA là chất khử trùng nước bể bơi

  • Chỉ tiêu cần tính đến khi khử trùng nước bể bơi

Mức độ clo tự do: Mức độ clo tự do trong nước bể bơi lý tưởng nhất là từ 1 -2 ppm ở độ PH từ 7,2 đến 7,6

Mức độ clo kết hợp: Clo kết hợp trong nước bể bơi càng thấp càng tốt, luôn luôn phải ít hơn so với clo tự do, lý tưởng nhất là bằng một nửa hoặc ít hơn nồng độ clo tự do

Độ PH: Trước khi tiến hành bổ sung hóa chất khử trùng vào nước cần đo độ PH và tiến hành điều chỉnh về tiêu chuẩn cho nước bể bơi là 7,2 – 7,6. Dùng axit và soda để điều chỉnh giảm hoặc tăng PH. Tuy nhiên bạn cần được tư vấn về hàm lượng sử dụng 2 loại này như thế nào để đưa PH về mức độ chuẩn tránh thừa hoặc thiếu có thể ảnh hưởng đến hiệu quả khử trùng và ảnh hưởng trực tiếp đến người bơi

  • Quản lý nồng độ clo trong bể bơi

Nồng độ clo trong bể bơi luôn cần được kiểm soát một cách chặt chẽ, cần duy trì nồng độ clo tự do theo tiêu chuẩn nước bể bơi.

Nồng độ clo tự do lý tưởng ở mức 1 -2 ppm

Nồng độ clo tự do trên 2ppm là không cần thiết trừ khi nước tuần hoàn kém do hệ thống tuần hoàn hoạt động kém, hoặc mật độ người bơi cao

Khi nồng độ clo tự do trên 3 ppm nên tiến hành giảm nồng độ clo

Nếu nồng độ clo tự do trên 5 ppm , nên dừng lại quá trình clo hóa

Khi chỉ số này đạt 10 ppm không cho người bơi dưới nước

  • Clo kết hợp ( clo kết hợp với amoniac)

Clo kết hợp được tạo thành từ phản ứng giữa hypochlorite và nitơ, amoniac trong nước bể bơi. Clo kết hợp nên càng thấp càng tốt, ít nhất ở mức một nửa clo tự do

+ Clo kết hợp – chủ yếu là monochloramine:

Khi nồng độ clo kết hợp là quá nhiều và qua kiểm tra cho thấy sự hiện diện chủ yếu của monochloramine. Đây là kết quả của sự tồn tại quá nhiều amoniac trong nước bể bơi, đó là do vệ sinh kém trước khi bơi của người bơi, mật độ bơi quá cao, hệ thống lọc tuần hoàn nước bể bơi kém. Clo kết hợp chủ yếu là monochloramine sẽ giảm trong một giờ hoặc sau quá trình shock clo. Monochloramine ổn định ở mức độ PH bình thường, nhưng duy trì clo tự do ở nồng độ thích hợp để nó chuyển đổi dichloramine

+ Dichloramine:

Dichloramine gây kích thích mắt và mũi nhưng không ổn định và biếnmất nếu độ PH duy trì ở mức tiêu chuẩn và và nồng độ clo tự đo đủ. Trong thực tế phản ứng này là phức tạp bởi sự hình thành chậm amoniac từ sự phân hủy ure, một thành phần của nước tiểu và mồ hôi, tế bào da, các chất tái chế của nước bể bơi và người tắm góp phần bổ sung amoniac và chất hữu cơ vào nước bể bơi.

Chloramine hữu cơ – hiển thị như dichloramine là ổn đinh và không bị ảnh hưởng bởi tăng clo. Cũng như phản ứng với amoniac, clo phản ứng với các hợp chất nitơ hữu cơ có nguồn gốc chủ yếu là từ các protein ô nhiễm trong nước. Nồng độ của chloramine hữu cơ ổn định và tăng lên chứ không giảm khi có sự hiện diện của nồng độ clo tự do cao. Chloramine hữu cơ này chỉ được làm giảm bằng cách pha loãng trừ khi nước bể bơi được xử lý bằng ozone, lọc than và tia cực tím

Khi clo  kết hợp ở nồng độ lớn hơn 1ppm nhưng mức monochloramine thấp, tức là tồn tại chloramine hữu cơ, trong trường hợp này nước hồ bơi nên được rút bớt đi và thay thế bằng nguồn nước sạch.

+ Dichloramine và trichloramine – nguyên nhân làm cho nước bể bơi có mùi clo nồng nặc

Chloramine hữu cơ, một phần dichloramine của clo kết hợp cùng với triclorua nitơ là nguyên chính gây ra mùi clo, gây kích ứng da và kích ứng đường hô hấp trên.

Dichloramine sẽ được kiểm soát khi nồng độ clo tự do gấp đôi nồng độ clo kết hợp

Một cách khác không dùng clo và các hợp chất clo là sử dụng hydrogen peroxide kết hợp với tia cực tím UV

khu trung be boi