Vi sinh vật có thể tìm thấy trong nguồn nước mặt như sông, hồ và nước ngầm. Một số các vi sinh vật gây hại cho sức khỏe con người. Các mầm bệnh trong nước có thể được truyền qua hệ thống cấp nước gây ra các bệnh cho những người sử dụng. Khử trùng là phương pháp hiệu quả để loại bỏ, vô hiệu hóa các tác nhân gây bệnh. Sử dụng clo  là một trong những phương pháp khử trùng hiệu quả với chi phí hợp lý.

Clo là hiệu quả trong việc vô hiệu vi khuẩn và vi rút nhưng nó không thể vô hiệu hóa tất các các vi khuẩn, một số u nang sinh vật đơn bào có khả năng chịu ảnh hưởng của clo. Tuy nhiên về cơ bản khử trùng bằng clo dễ dàng thực hiện với chi phí thấp hơn so với một số phương pháp khử trùng khác sẽ được chúng tôi đề cập trong các bài viết khác.

Clo có thể được sử dụng vào công đoạn tiền xử lý hoặc công đoạn sau cùng trước khi cấp nước đến người sử dụng.

Ở giai đoạn tiền xử lý, clo được thêm trực tiếp vào nước thô hoặc  được trộn tại các bình khuấy trộn hóa chất. Việc thêm clo ở giai đoạn này nhằm loại bỏ tảo, loại bỏ mùi vị bất thường và mùi hôi đồng thời kiểm soát sự tăng trưởng sinh học trong hệ thống xử lý nước do đó nó ngăn ngừa sự phát triển của các yếu tố này trong bể lắng, trong hệ thống lọc áp lực. Bổ sung clo cũng oxy hóa sắt, mangan, H2S để loại bỏ tại các công đoạn lọc và lắng.

Ở bước cuối cùng trước khi nước cấp được đưa vào hệ thống ống cấp đến người sử dụng clo được sử dụng để khử trùng nước và duy trì hàm lượng clo dư trong nước . Có thể chỉ sử dụng clo ở công đoạn cuối cùng này hoặc kết hợp dùng clo trước và sau khi xử lý tùy thuộc vào chất lượng nguồn nước cấp.

  • Các sản phẩm chứa clo được sử dụng để khử trùng:

Có thể sử dụng clo dưới dạng nguyên chất hoặc clo dưới dạng hợp chất. Các hình thức clo phổ biến nhất là : Khí clo, clorin, nước javen.

  • Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình khử trùng bằng clo:

–          Thời gian tiếp xúc clo: Là khoảng thời gian đủ để clo phản ứng với bất kỳ tạp chất trong nước.

Thời gian tiếp xúc được tính từ khi clo lần đầu tiên được bổ sung cho đến thời điểm nước được sử dụng. Clo cần có đủ thời gian để vô hiệu hóa các vi sinh vật có thể có mặt trong nước.

–          Nồng độ clo: Nồng độ clo tăng hiệu quả quá trình khử trùng cao hơn.

Nồng độ clo và thời gian tiếp xúc có mối quan hệ nghịch đảo, khi nồng độ clo tăng lên yêu cầu thời gian tiếp xúc clo giảm.

Mối quan hệ này có thể tính toán theo công thức sau:

D = C*T

D: Mức độ khử trùng

C: Nồng độ clo

T: Thời gian tiếp xúc

Từ công thức trên có thể thấy khi nồng độ clo tăng lên thời gian tiếp xúc cần thiết để đạt mức độ khử trùng mong muốn giảm xuống và ngược lại khi thời gian tiếp xúc dài hơn thì nồng độ clo phải thấp hơn để đạt mức độ khử trùng.

Mức độ khử trùng phụ thuộc vào: các vi khuẩn trong nước, độ đục của nước, PH và nhiệt độ của nước. Ở nhiệt độ thấp, độ đục cao, PH cao mức độ khử trùng phải cao nhưng ở độ đục thấp hơn mức độ khử trùng sẽ thấp hơn.

Xem thêm: Khử trùng chuồng trại trong chăn nuôi

clorin nhat