Giếng khoan với đặc điểm nguồn nước ngầm yếm khí nên rất dễ xuất hiện các loại vi khuẩn mà phổ biến là  vi khuẩn sắt, vi khuẩn E.coli và  vi khuẩn sulfat gây ra mùi cho nước.Vi khuẩn có thể xuất hiện tại giếng, đường ống nước, thiết bị bơm. Các vi khuẩn này mặc dù không gây nguy hại trực tiếp đến sức khỏe con người nhưng nó làm ăn mòn đường ống nước (ống nước bị rỉ),làm cho nước có màu đỏ, có thể làm hạn chế dòng chảy trong đường ống cấp nước , làm cho nước có mùi hôi. Sử dụng clo để khử trùng giếng là biện pháp hiệu quả nhất để khử trùng giếng và đường ống cấp nước với chi phí hợp lý nhất.

  • Dấu hiệu sự xuất hiện của các vi khuẩn:

+ Bên trong giếng khoan, đường ống cấp nước, hệ thống bơm .. xuất hiện chất nhờn, nhớt rõ rệt

+ Nước có mùi trứng thối: Vi khuẩn lưu huỳnh gây ra mùi trứng thối của nước, đồng thời sự tồn tại của  vi khuẩn sắt còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn lưu huỳnh trong giếng. Các vi khuẩn này thích sống bên dưới lớp chất nhờn do vi khuẩn sắt tạo ra.  Các vi khuẩn này còn có thể tạo ra một lượng nhỏ các axit có thể ăn mòn hệ thống đường ống và vỏ bơm.

+ Nước có màu vàng, nâu đỏ đôi khi ánh lên như cầu vồng màu. Đó là do sự xuất hiện của các vi khuẩn sắt

Shock clo là biện pháp sử dụng clo ở nồng độ cao để tiêu diệt các vi khuẩn, cụ thể với hệ thống nước giếng khoan là vi khuẩn sắt, vi khuẩn lưu huỳnh, coliform, và vi khuẩn E.coli. Shock clo nên được thực hiện thường xuyên ít nhất một, hoặc hai lần mỗi năm để đảm bảo hiệu quả.

Shock clo được tiến hành ở toàn bộ ống giếng, xung quanh đáy giếng, thiết bị lọc nước, hệ thống phân phối. Khối lượng lớn nước đã pha clo ở nồng độ cao được đưa xuống giếng để thay thế nước trong giếng và xung quanh giếng. Toàn bộ hệ thống từ nguồn nước ngầm thông qua giếng, hệ thống cấp nước được tiếp xúc với nước có nồng độ clo đủ mạnh để tiêu diệt hiệu quả các vi khuẩn sắt, lưu huỳnh, coliform, E.coli.

Sử dụng clo làm tăng độ PH của nước, việc tăng PH này làm giảm khả năng khử trùng tiêu diệt vi khuẩn của clo nên cần thiết phải sử dụng các hóa chất làm giảm độ PH để đảm bảo tối ưu hóa hiệu quả khử trùng

  • Các bước tiến hành khử trùng giếng khoan:

Bước 1: Dự trữ nước đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong 8 -48 giờ ( thời gian cần thiết để clo đạt hiệu quả khử trùng cho giếng)

Bước 2: Bơm lượng nước yêu cầu để pha dung dịch clo nồng độ 200 ppm vào bể chứa nước hoặc thùng chứa nước. Số lượng nước đề nghị là gấp 2 lần khối lượng của mặt nước trong cùng vỏ giếng, đo lượng lượng nước trong vỏ giếng bằng trừ mực nước không bơm ( mực nước tĩnh) từ tổng chiều sâu của giếng.

Nếu nước phải đi qua đường ống dài hoặc đường kính ống lớn, bình áp lực kích thước lớn nên bổ sung thêm lượng nước đã được pha dung dịch clo để đảm bảo hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn.

Bước 3: Từ lượng nước chứa trong bể dùng để khử trùng, tính toán lượng clo cần thiết để đảm bảo nồng độ dung dịch 200 ppm

Bước 4: Từ từ cấp nước vào giếng

Bước 5: Mở  vòi nước trong hệ thống phân phối cho đến khi nước chảy ra có mùi clo nhằm đảm bảo tất cả hệ thống ống cấp nước được khử trùng bằng clo

Bước 6: Duy trì dung dịch clo trong giếng  và hệ thống cấp nước trong vòng 8 -48 giờ, thời gian tiếp xúc càng dài, hiệu quả khử trùng càng cao

Bước 7: Mở vòi nước bên ngoài và để nước chảy cho đến mùi clo giảm đáng kể

Bước 8: Cấp nước đến hệ thống cấp nước

Bước 9: Rửa ngược và xả cặn hệ thống thiết bị xử lý nước

  • Đối với giếng khoan có đường kính lớn

Bước 1: Bơm 1m3 nước vào bể chứa

Bước 2: Trộn  clorin 70 vào trong 1m3 nước trong bể chứa với khối lượng theo hướng dẫn

Bước 3: Tính toán số lượng clo cần thiết trong vỏ giếng và thêm trực tiếp vào

Bước 4: Luân chuyển nước có chứa dung dịch clo trong giếng bằng cách đặt một ống đến vòi nước bên ngoài và đặt đầu kia xuống giếng. Nước clo lưu thông qua hệ thống lọc và trở lại xuống giếng. Quá trình này thực hiện ít nhất trong vòng 15 phút

Bước 5: Bơm nước đã được pha dung dịch clo ở bước 1, 2 từ từ vào giếng

Bước 6: Tiến hành các bước giống như đối với giếng khoan ở trên từ bước 5 -9

Thiết bị lọc nước giếng khoan