Khử trùng chuồng trại trong chăn nuôi

Trong chăn nuôi dịch bệnh là yếu tố khó lường nhất và ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến thu nhập của người chăn nuôi. Chính vì vậy cần thiết phải tiến hành khử trùng chuồng trại nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu đến mức thấp nhất các thiệt hại do dịch bệnh mang đến.

Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả khử trùng kiểm soát dịch bệnh

Tác nhân gây bệnh: Các vi sinh vật khác nhau về độ nhạy cảm với chất khử trùng . Nhìn chung vi khuẩn là nhạy cảm hơn so với nấm hoặc vi rut, một số loại vi sinh vật có khả năng kháng lại chất khử trùng nhất định.

Phương thức lây truyền của bệnh: Nếu bệnh lây lan do côn trùng cắn hoặc từ vết cắn của một động vật thì khử trùng không phải là phương thức kiểm soát thích hợp nhưng nếu lây lan do tiếp xúc với ô nhiễm nhà ở, thức ăn hoặc nước thì khử trùng bằng hóa chất là phương pháp phù hợp hữu ích.

Khả năng tồn tại hay thời gian sống của vi sinh vật:Thời gian vi sinh vật có thể tồn tại ở môi trường như trong chuồng trại, trong thức ăn, trong nước hay trên các dụng cụ phục vụ chăn nuôi cho phép xác định khử trùng có cần thiết hay không. Một số vi khuẩn có thể tồn tại trong nhiều tháng thậm chí nhiều năm trong khi nhiều vi sinh vật khác có thể tồn tại trong nhiều ngày hoặc vài tuần. Trong trường hợp này khử trùng là cần thiết để loại bỏ các vi sinh vật từ bề mặt hoặc vật liệu có thể tiếp xúc với động vật, gia cầm nuôi.

Sát trùng chuồng trại chăn nuôi

Làm sạch

Thời gian sống của một vi sinh vật bên ngoài cơ thể vật chủ tăng lên bởi sự hiện diện của các chất bẩn hữu cơ. Do đó loại bỏ các chất bẩn này là một yếu tố thiết yếu trong quá trình khử trùng.

Nơi cung cấp nước sạch từ giếng hoặc sông, suối cũng có thể phải bổ sung thêm chất khử trùng để ngăn chặn nước bị ô nhiễm lây lan nhiễm trùng

Chất sát trùng chuồng trại chăn nuôi

Sự lựa chọn chất khử trùng phụ thuộc vào tác nhân có khả năng gây bệnh, mức độ nhiễm bẩn bởi các chất hữu cơ, các loại bề mặt cần làm sạch và các yếu tố môi trường.

Một số chất khử trùng phổ biến sau:

+ Nhóm hợp chất amoni bậc bốn: Các hợp chất amoni bậc bốn thường được sử dụng để làm sạch lồng ấp và khay nở. Chúng có hiệu quả chống lại vi khuẩn gram dương và gram âm, nấm, vi rut nhưng không đặc biệt hiệu quả trong một số dịch bệnh như lở mồm long móng ..

+ Hợp chất phenol: Cho phép chống lại nhiều loại vi khuẩn, virut, nấm kể cả vi khuẩn gây ra bệnh lao và bệnh Johne, nhưng không hiệu quả chống lại vi rut gây bệnh lở mồm long móng …

+ Clo: Hợp chất chứa clo là chất khử trùng tốt trên các bề mặt và có phổ bất hoạt vi sinh vật tương đối rộng. Đây là chất khử trùng được sử dụng phổ biến.

Các sản phẩm chứa clo gồm: Chlorine dạng bột, cloramin B, javen.

Hiệu quả khử trùng của clo sẽ giảm bởi sự hiện diện của các hợp chất amoniac hoặc amin, chính vì vậy khi sử dụng clo cần tính toán liều lượng và thời gian hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất

+ Iot: Hợp chất iot đã được sử dụng như chất khử trùng trong nhiều năm, nó là chất khử trùng tốt nhưng không hiệu quả trong sự hiện diện của các vật liệu hữu cơ, giá thành đắt nên ít được sử dụng. Hợp chất iot có hiệu quả trong cả nước lạnh và nước ấm, có tính diệt khuẩn rộng, khi sử dụng không được trộn lẫn với các hợp chất khử trùng amoni bậc bốn.

+ Lye ( Soda, xút): Lye đã được sử dụng rộng rãi như chất làm sạch và giải pháp khử trùng, để khử trùng nó đạt hiệu quả nhất trong nước nóng hoặc nước sôi

+ Vôi: Vôi là chất kiềm mạnh, ăn mòn và đã được sử dụng để ngăn lây lan trên xác động vật trước khi chôn để tiêu diệt các mô động vật bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên hiện nay vôi không được sử dụng như chất khử trùng nữa vì có nhiều sản phẩm an toàn và hiệu quả hơn trên thị trường

Xem thêm: Làm sạch và khử trùng chuồng trại chăn nuôi

Hoa chat clo an do