Hóa chất xử lý nước

Việc bổ sung hóa chất trong xử lý nước là việc làm cần thiết nhằm giảm hoặc loại bỏ các bệnh đường nước, nâng cao chất lượng nước. Bất kỳ hóa chất nào được sử dụng cần đảm bảo 3 yếu tố:

+ Đem lại hiệu quả như mong muốn

+ Không ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng

+ Không dẫn đến việc hình thành các sản phẩm phụ gây nguy hại đến sức khỏe, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Hóa chất xử lý nước dùng để làm gì

Loại và số lượng hóa chất có thể khác nhau tùy thuộc vào chất lượng nước, quy trình xử lý và chất lượng nước yêu cầu đạt đến. Về cơ bản sử dụng hóa chất xử lý nước là nhằm:

+ Kiểm soát rêu tảo: Rêu tảo thường xuất hiện ở nước bể bơi, nước trong hệ thống làm mát, nước trong bể chứa.

+ Loại bỏ độ đục và màu sắc, làm trong nước

+ Loại bỏ các vi sinh vật

+ Loại bỏ các chất chuyển hóa của tảo và các chất tổng hợp

+ Giảm chất hữu cơ

+ Giảm nồng độ của sắt,mangan và các yếu tố khác

+ Kiểm soát khẩu vị và mùi

+ Làm mềm nước

+ Điều chỉnh độ PH

+ Khử trùng

+ Kiểm soát ăn mòn trong hệ thống phân phối

Tác dụng của hóa chất xử lý nước

Kiểm soát tảo: Hóa chất diệt rêu tảo được sử dụng để làm chết rêu tảo

Keo tụ tạo bông: Mục đích sử dụng hóa chất keo tụ, trợ lắng là nhằm loại bỏ các hạt lơ lửng có kích thước nhỏ trong nước. Keo tụ tạo bông đặc biệt thích hợp với nước mặt, nước thải, nước giếng khoan. Quá trình keo tụ tạo bông cũng góp phần loại bỏ các vấn đề nước có màu do hợp chất hữu cơ và vi sinh vật. Nhờ quá trình này các hạt keo lơ lửng có kích thước nhỏ trong nước kết dính thành các hạt có kích thước lớn hơn và có thể được loại bỏ bằng lắng và lọc.

Làm mềm nước: Làm mềm nước nước được thực hiện như một phần của xử lý nước để loại bỏ các muối canxi và magie đặc biệt cacbonat và bicacbonat, nguyên nhân gây ra độ cứng của nước.

Oxy hóa: Oxy hóa có thể được thực hiện bằng cách bổ sung hóa chất oxy hóa mạnh vào nước nhằm oxy hóa các hợp chất như sắt, mangan , H2S …Chẳng hạn clo có thể được thêm vào để kiểm soát sắt và mangan. Oxy hóa có thể được sử dụng để oxy hóa các hợp chất có ảnh hưởng đến hương vị và mùi của nước và các chất ô nhiễm hữu cơ như thuốc trừ sâu

Khử trùng: Khử trùng nước thường được sử dụng trong rất nhiều giai đoạn của quá trình xử lý nước, tiền xử lý, giữa của gian đoạn hoặc cuối cùng trước khi cấp nước đến hệ thống phân phối. Khử trùng nhằm tiêu diệt vi khuẩn, vi rút và một số động vật nguyên sinh. Hóa chất khử trùng phổ biến là clo, các hợp chất của clo, ozone và hydrogen peroxide.

Hiệu quả khử trùng phụ thuộc vào chất lượng nước, thời gian tiếp xúc hóa chất, độ PH, độ đục của nước và hàm lượng hữu cơ trong nước.

Để đạt hiệu quả khử trùng cao tốt nhất cần xử lý làm giảm về mức thấp nhất độ đục và hàm lượng hữu cơ. Các hạt keo lơ lửng trong nước có thể bảo vệ các vi sinh vật từ hoạt động của hóa chất khử trùng. Ngoài ra các sản phẩm hữu cơ dư thừa và các hợp chất khác có thể phản ứng với hóa chất khử trùng làm xuất hiện các sản phẩm phụ khử trùng như chloramine ..

Điều chỉnh PH: Điều chỉnh độ PH rất quan trọng trong các quá trình xử lý nước như keo tụ đặc biệt cho việc loại bỏ các chất hữu cơ tự nhiên, kiểm soát ăn mòn, xử lý và duy trì nước bể bơi. Điều chỉnh PH đặc biệt quan trọng nhằm đảm bảo hiệu quả khử trùng.

Ức chế ăn mòn

Cơ chế ăn mòn trong hệ thống phân phối nước rất phức tạp liên quan đến nhau và liên quan đến sự kết hợp của quá trình vật lý, hóa học và sinh học. Nó phụ thuộc nhiều vào vật liệu sử dụng trong hệ thống phân phối và tính chất hóa học của nước, ăn mòn cũng có thể được giảm bằng cách duy trì khử trùng trong toàn bộ hệ thống phân phối.

Hóa chất ức chế ăn mòn được sử dụng để giảm ăn mòn đường ống và các thiết bị, nó cũng kiểm soát sự tích tụ cặn bám từ các khoáng chất hòa tan trong nước, thông qua việc bổ sung các chất hóa học tạo thành các một màng bảo vệ trên bề mặt của đường ống

Xem thêm: Hóa chất vệ sinh spa bể sục bồn tắm nước nóng

clorin an do