Dự trữ nước mặt, bố trí và thiết kế công trình thu nước

  1. Dự trữ nước thô

Với nguồn nước mặt, dự trữ nước thô để đảm bảo cho hệ thống thiết bị xử lý nước mặt hoạt động đủ nước.

Dự trữ nước thô có lợi trong trường hợp mùa khô kéo dài ( nước sông mức thấp thường làm thay đổi chất lượng nước) Thể tích nước thô dự trữ phải đáp ứng yêu cầu về nước trong thời gian dài nhất

Dự trữ nước còn có lợi khi bị ô nhiễm đột xuất phá hỏng chất lượng nước thô không chấp nhận được đối với thiết bị xử lý . Trong trường hợp này ta có thể ngừng bơm nước sông, để bơm nước dự trữ bảo đảm sản xuất nước liên tục. Thể tích nước dự trữ được xác định tùy thuộc vào nguy cơ ô nhiễm ở phía thượng lưu và thời gian kéo dài lớn nhất để ngừng bơm trực tiếp với nước thô.

Với điều kiện địa lý và khí hậu thích hợp với sự sống của thực vật nổi, dự trữ nước thô có một số nhược điểm. Khi thời gian dự trữ không đủ thì tảo và nấm phát triển rất nhanh mà sự chuyển hóa của chúng tỏa mùi khó chịu trong nước. Loại bỏ mùi này rất tốn kém. Nếu thời gian nước dự trữ đủ dài( 1 tháng) các động vật nổi tự phát triển có khả năng làm giảm các nhược điểm này. Đồng thời một số tính chất của nước được cải thiện như giảm bớt hàm lượng MES, amoni, và khuẩn thực vật. Dự trữ nước thô chiếm diện tích tương đối lớn, gây khó khăn thậm chí không thể thực hiện được trong môi trường đô thị. Ngoài ra còn phải làm sạch định kỳ các hồ chứa.

Cuối cùng dự trữ nước ở diện rộng ( đập chắn nước) cần phải có biện pháp bảo vệ đặc biệt khi dùng nước, để tránh hiện tượng thừa dinh dưỡng quá lớn, cần phải loại bỏ tất cả thảm thực vật và đốt cháy phần hay bị ngập ở diện tích bao quanh, vét hết đất trồng trọt và tất cả cặn ô nhiễm có thể tồn tại từ trước

  1. Bố trí công trình thu nước

Điều cần thiết là có một vùng bảo vệ đủ lớn và được xác định trước. Ở sông công trình thu cần phải đáp ứng việc xử lý các vật thô có trong nước. Việc thiết kế tốt các công trình thu nước là điểm xuất phát của xử lý nước

Trong hồ có mức nước không đổi phải chọn độ cao của điểm lấy nước sao cho trong suốt cả năm hàm lượng chất keo, sắt hoặc mangan, thực vật nổi trong nước có khả năng nhỏ nhất. Nếu hồ có chiều sâu lớn, ta có thể lấy nước ở chiều sâu từ 30 đến 35m so với bề mặt, ở đó ảnh hưởng của độ chiếu sáng tương đối nhỏ, bảo đảm một hàm lượng thực vật nổi giới hạn, nhất là trong thời kỳ sinh trưởng. Mặt khác điểm lấy nước phải đặt cao hơn đáy từ 6 đến 8m để tránh ảnh hưởng lớn do sự chuyển động của các hạt đã lắng và dòng chảy dưới đáy.

Cuối cùng phải tính đến khả năng phân tầng theo chu kỳ nước của hồ, hiện tượng này sinh ra do ảnh hưởng của thay đổi nhiệt độ. Một công trình thu nhận nước ở nơi chứa nước có mức thay đổi

Công trình thu nước sông phải trang bị các thiết bị để chống lại sự xâm nhập của các vật lạ như đất, cát, lá cây, cỏ, vỏ bao bì rách đặc biệt các chất dẻo, các vật nổi, lớp bọt hay hydrocacbua

Không có một mô hình công trình thu lý tưởng, nhưng các kiểu công trình thu nước đã có phù hợp với giao động mực nước sông, sói lở bờ, chế độ dòng chảy, bản chất và hình dáng của đê kè cũng như khả năng giao thông trên sông

thiết bị xử lý nước