Thuật ngữ nước mặt bao gồm nước lưu thông hoặc chứa trên bề mặt lục địa.

Nước  mặt có nguồn gốc từ lớp nước dưới sâu mà sự xuất hiện của nó tạo nên các sông, suối, ao, hồ.. Chúng được hợp lại thành dòng nước đặc trưng bằng một mặt tiếp xúc nước – khí quyển và chuyển động với tốc độ đáng kể.

Nước mặt có thể được chứa vào các bể chứa tự nhiên ( sông, ao, hồ..) hoặc nhân tạo ( các đập nước) được đặc trưng bằng bề mặt trao đổi nước – khí quyển, hầu như bất động có chiều sâu đáng kể và thời gian dừng lại khá lớn. Việc dự trữ nước mặt tại các bể chứa, đập để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau trong đó có xử lý nước  sinh hoạt.

Đặc điểm chung:

Thành phần hóa học của nước mặt phụ thuộc vào bản chất của đất mà nước chảy qua đến các nơi chứa. Trong hành trình nước hòa tan các phần tử khác nhau. Bằng cách trao đổi trên bề mặt nước – không khí, các loại nước này tự chứa các khí hòa tan ( oxy, nito, khí cacbonic).

Trước khi quyết định công nghệ xử lý nước mặt chúng ta cần lưu ý một số điểm sau của nước mặt:

–         Trong nước mặt thường xuyên tồn tại các khí hòa tan

–         Nước mặt có nồng độ lớn các chất lơ lửng đặc biệt là trong dòng chảy. Chất huyền phù rất khác nhau, bắt đầu từ các hạt keo đến các nguyên tố hữu hình được trôi theo các dòng sông khi lưu lượng tăng đáng kể. Vì vậy khi thiết kế thiết bị xử lý nước mặt không thể thiếu được công đoạn keo tụ, tạo bông

Ở các đập nước thời gian dừng lâu tạo nên sự lắng gạn tự nhiên của các phần tử có kích thước lớn, độ đục còn lại của nước là do các chất keo.

–         Trong nước mặt có mặt các chất hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên là do sự phân hủy các chất hữu cơ thực vật và động vật sống trên bề mặt bể chứa nước hoặc trong các sông và các vi sinh vật tự phân hủy sau khi chết ( thực vật và động vật)

–         Tồn tại các sinh vật nổi trong nước mặt: Nước mặt là nơi cư trú và phát triển quan trọng của thực vật nổi ( tảo) và động vật nổi. Trong điều kiện nhất định cuộc sống dưới nước có thể được phát triển mạnh: Bao gồm sự phát triển của thực vật, động vật, cá

–         Sự thay đổi hàng ngày ( sự chênh lệch nhiệt độ, ánh sáng mặt trời) thay đổi theo mùa, sự thay đổi khí hậu ( nhiệt độ, ..) và của thực vật ( rụng lá). Chúng có thể xảy ra ngẫu nhiên như mưa, giông, ô nhiễm mạnh. Ở các nơi chứa nước mặt, chất lượng nước thay đổi từ bề mặt đến đáy bể chứa (O2, Fe, Mn, khả năng oxy hóa, sinh vật nổi). Hàm lượng của mỗi yếu tố thay đổi phụ thuộc vào chu kỳ của một năm

–         Ô nhiễm hữu cơ thường dẫn đến việc phú dưỡng nguồn nước

+ Nguồn ô nhiễm đến từ nguồn nước thải đô thị: các chất cặn bã có trong nước thải đô thị ( quá trình trao đổi chất của con người, tiện nghi nhà ở)

+ Nguồn ô nhiễm từ nguồn nước công nghiệp: chất ô nhiễm hữu cơ và vi ô nhiễm hoặc vô cơ

+ Ô nhiễm từ nguồn nông nghiệp: phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ trôi theo nước mưa và các dòng nước. Chất thải hữu cơ cũng tạo ra trong các trại chăn nuôi

xử lý nước mặt