Nước giếng khoan hiện nay đa phần nhiễm các hàm lượng kim loại nặng như sắt, mangan, asen .. ở mức cao. Tùy theo vị trí địa lý của từng vùng mà nguồn nước giếng khoan có đặc điểm khác nhau về cảm quan cũng như mức độ ô nhiễm các hàm lượng kim loại nặng.

Thông thường nước giếng khoan có những đặc điểm ngoại quan có thể nhận biết như sau:

+ Nước có màu vàng hoặc vàng khè, mùi tanh, mùi trứng thối, mùi hôi để lâu xuất hiện cặn màu nâu đỏ lắng xuống dưới đáy bình chứa

+ Nước khi mới bơm lên trong, có mùi tanh, có thể có mùi hôi nhưng để lâu trong không khí sẽ bị chuyển sang màu vàng , càng để lâu nước có màu nâu đỏ, hoặc hung đỏ

+ Nước giếng khoan bơm lên trong,có thể có mùi hôi để lâu xuất hiện các cặn màu đen dưới đáy bình chứa

Tùy thuộc vào từng nguồn nước, chúng tôi sẽ đưa ra quy trình lọc nước giếng khoan phù hợp. Trong bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến quy trình cơ bản nhất để lọc nước giếng khoan, để được tư vấn về thiết bị cũng như cách lọc nước giếng khoan cụ thể xin hãy liên hệ với chúng tôi.

Làm thoáng:

Làm thoáng nhằm:

–          Hòa tan oxy từ không khí  vào nước để oxy hóa sắt II, mangan II thành sắt III, mangan IV dưới dạng các hợp chất hydroxit kết tủa có thể loại bỏ nhờ quá trình lắng và lọc

–          Khử khí CO2, H2S có trong nước, làm tăng PH của nước

–          Làm tăng hàm lượng oxy trong nước , nâng cao thế oxy hóa khử giúp oxy hóa các chất hữu cơ dễ dàng để khử màu, mùi của nước

Có 2 phương pháp làm thoáng:  làm thoáng bằng đưa nước vào trong không khí và đưa không khí vào nước

Khuấy trộn hóa chất:

Mục đích cơ bản của quá trình khuấy trộn hóa chất là tạo ra điều kiện phân tán nhanh và đều hóa chất vào toàn bộ khối lượng nước cần xử lý. Hóa chất thường sử dụng là phèn nhôm, PAC .

Khuấy trộn hóa chất thích hợp  tạo điều kiện cho quá trình keo tụ và tạo bông cặn hiệu quả.

Keo tụ và phản ứng tạo bông cặn:

Mục đích của quá trình này là tạo ra tác nhân có khả năng dính kết các chất làm bẩn nước như  các hạt cặn có kích thước rất nhỏ lơ lửng gây màu, mùi cho nước thành các bông cặn có khả năng lắng trong các bể lắng, và dính kết trên bề mặt của lớp vật liệu lọc

Lắng:

Lắng là quá trình làm giảm hàm lượng cặn lơ lửng trong nước  bằng lắng trọng lực tại các bể lắng, bằng lực ly tâm tác dụng vào các hạt cặn hay bằng lực đẩy nổi do các bọt khí dính bám vào hạt cặn ở các bể tuyển nổi.

Lọc:

Lọc là quá trình giữ lại các hạt cặn lơ lửng trong nước có kích thước lớn hơn kích thước các khe rỗng của lớp vật liệu lọc, quá trình lọc cũng giữ lại các hạt keo sắt, keo hữu cơ gây ra độ đục và độ màu, các hạt keo này có kích thước bé hơn các lỗ rỗng của lớp vật liệu lọc nhưng có khả năng dính kết và hấp thụ lên bề mặt lớp vật liệu lọc

Khử trùng nước:

Để đảm bảo về mặt vi sinh, trước khi cấp đến người dùng cần phải khử trùng nước. Các biên pháp để khử trùng gồm:

+ Đun sôi nước

+ Dùng đèn UV

+ Dùng ozone

+ Dùng hóa chất khử trùng như clo và các hợp chất của clo, KmnO4

Xem thêm: Quy trình xử lý nước giếng khoan

Thiết bị lọc nước giếng khoan