PH là chỉ tiêu để đo độ axit và độ kiềm của nước. Phạm vi của PH trong khoảng từ 0 -14.

PH bình thường của nước uống là 6 -8,5.

Khi PH<7 nước có tính axit và có xu hướng ăn mòn các vật làm bằng kim loại. Khi nước có PH thấp có thể làm cho hệ thống đường ống dẫn nước bị ăn mòn, gây rò rỉ đường ống. Các kim loại bin rửa trôi từ đường ống cấp nước bị ăn mòn được dẫn tới người dùng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Dấu hiện dễ nhận thấy khi nước có độ PH thấp là các vết bẩn màu xanh trên đồ dùng với hệ thống ống nước bằng đồng, vết bẩn có màu đỏ với hệ thống ống nước mạ kẽm.

Khi PH >7 nước có tính kiềm và có xu hướng ảnh hưởng đến mùi vị của nước.

Vì vậy cần thiết phải kiểm tra thường xuyên PH của nước bằng bút đo PH

  • Cách nâng PH của nước

+ Sử dụng canxi cacbonat hoặc MgO

Khi PH thấp nước có tính axit, có thể sử dụng bộ lọc có chứa canxi hoặc canxi cacbonat hoặc MgO để nâng PH. Bộ lọc trung hòa này phải được xục rửa định kỳ sau 1 khoảng thời gian lọc để loai bỏ các hạt rắn từ nước, đồng thời định kỳ bổ sung canxi cacbonat, MgO vào để tăng hiệu quả trung hòa nước.

Sử dụng bộ lọc trung hòa này làm tăng độ cứng của nước nên cần kiểm tra độ cứng nước thường xuyên. Hàm lượng 120 mg/lít đối với canxi và magiê là có thể chấp nhận. Tuy nhiên khi độ cứng cao lên cần thiết phải lắp đặt thêm thiết bị làm mềm nước nhằm làm giảm các ion canxi và magiê trong nước.

+ Nâng PH của nước bằng soda ( Natri cacbonat) và xút NaOH

Natri cacbonat và xút làm tăng độ PH của nước về gần mức trung tính. Ưu điểm của việc sử dụng natri cacbonat và xút là không làm tăng độ cứng của nước nên không phát sinh thêm thiết bị làm mềm nước, tiết kiệm được chi phí cho người dùng.

Khi sử dụng natri hydroxit cần đảm bảo duy trì thông gió tốt để tránh hít phải, thêm hóa chất từ từ vào nước và đảm bảo trộn đều. Luôn dùng găng tay, kính bảo hộ, quần áo bảo hộ để tránh cho da và mắt tiếp xúc với hoá chất này

Nếu nước có nhiều sắt hoặc vi khuẩn sắt cần được khử trùng có thể kết hợp clorin và natri cacbonat bằng cách trộn lẫn rồi đưa vào hệ thống cấp nước

Kali hydroxit có thể thay thế natri khi cần thiết, tuy nhiên sử dụng quá nhiều kali có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người như gây buồn nôn, tiêu chảy, yếu cơ và thậm chí ngừng tim

Khi lựa chọn phương pháp để nâng PH cần tính đến chi phí ban đầu và chi phí hoạt động. Chi phí hoạt động bao gồm các chi phí năng lượng, lượng nước bổ sung để rửa hệ thống, vật tư tiêu hao, chi phí thiết bị lọc..

+ Nâng PH của nước bằng thiết bị làm thoáng cưỡng bức: Tháp làm thoáng cưỡng bức cũng có thể làm tăng PH của nước do giải phóng khí CO2 hòa tan trong nước

  • Cách làm giảm PH của nước

+ Làm giảm PH của nước bằng axit:

Để làm giảm độ kiềm của nước có thể dùng axit cacbonic, axit clohydric, axit sunfuric. Cách này thường được áp dụng để làm giảm PH của nước bể bơi.

Do tính độc hại của axit nên cần hết sức thận trọng khi sử dụng. Nguyên tắc là pha loãng dung dịch axit bằng cách bổ sung axit vào nước từ từ, không bao giờ được thêm nước vào axit.

+ Giảm PH của nước bằng hệ thống khử kiềm nước

Hệ thống khử kiềm giúp loại bỏ độ kiềm của nước hiệu quả, thiết bị vận hành dễ dàng, an toàn cho người sử dụng nhưng chi phí thường cao

Dây chuyền nước tinh khiết